Giải pháp đa dạng hóa các hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 87 - 90)

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền tại Bảo tàng chiến

4.4.Giải pháp đa dạng hóa các hoạt động giáo dục

Bên cạnh các hoạt động giáo dục mang tính truyền thống, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cần nghiên cứu, tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng nhƣ: tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, thuyết trình, nói chuyện liên quan đến các chủ đề trƣng bày của bảo tàng; tổ chức các hoạt động trải nghiệm; tổ chức các buổi chiếu phim tƣ liệu về các đề liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ; phát động các cuộc thi vẽ tranh, sáng tác thơ, bài hát ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ ... Bên cạnh đó, việc nghiên cứu xây dựng phòng khám phá, bảo tàng ảo nhằm góp phần thỏa mãn sự tò mò, sáng tạo cho khách tham quan cũng là điều cần thiết, phù hợp xu thế phát triển chung.

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh bảo tàng

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tăng cƣờng viết tin bài đăng trên trang thông tin điện tử của đơn vị cũng nhƣ trên cổng thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đồng thời, xây dựng mối quan hệ với cơ quan báo chí, truyền thông, kết nối mỗi nhà báo trở thành một ngƣời bạn thân thiết của bảo tàng là điều kiện cần thiết để công tác truyền thông của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đạt đƣợc hiệu quả.

Thiết kế, in ấn tờ gấp để giới thiệu khái quát nội dung, sơ đồ tham quan hệ thống trƣng bày thƣờng xuyên của bảo tàng, cung cấp cho khách tham quan trƣớc khi họ tham quan bảo tàng; đặt tại các khu di tích, khách sạn, công ty du lịch, lữ hành ở Điện Biên; biên soạn, in ấn, phát hành sách hƣớng dẫn tham quan dành cho khách tham quan tự do; thiết kế sản phẩm lƣu niệm; xuất bản ấn phẩm, sách về các tác phẩm tranh và thơ ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ,…

Thông qua website, bảo tàng có thể giới thiệu các bộ sƣu tập, trƣng bày, triển lãm, hoạt động giáo dục khác. Đây còn là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, quản lý bảo tàng trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngoài ra, việc ứng dụng mạng xã hội trong tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của bảo tàng là rất cần thiết. Thông qua các trang mạng xã hội, bảo tàng có thể thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là chia sẻ thông tin, giới thiệu về bảo tàng, giữ liên lạc thƣờng xuyên, lắng nghe, tạo mối quan hệ tƣơng tác với công chúng.

Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng

Nhìn một cách tổng thể trên cơ sở khoa học ở cả hai khía cạnh lý luận, thực tiễn thì công tác giáo dục của bảo tàng suy cho cùng phải thu hút đƣợc công chúng, khách tham quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến với bảo tàng. Để thu hút đƣợc khách tham quan thì Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ phải có một thƣơng hiệu đủ sức hấp dẫn, bắt buộc các khâu công tác nghiệp vụ của bảo tàng nhƣ: nghiên cứu, sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản, trƣng bày, tuyên truyền phải nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn. Nhƣ vậy, công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của bảo tàng phải luôn

luôn đƣợc đặt ra, phải có chiến lƣợc về đào tạo, có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để thực hiện cho từng năm. Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong, ngoài nƣớc tùy thuộc mục đích của bảo tàng, khả năng, vị trí công việc cụ thể.

Nói đến vai trò của văn hóa cho sự phát triển không thể quên đƣợc những đóng góp của ngành Bảo tồn - bảo tàng, bảo tồn bào tàng là nơi nghiên cứu, sƣu tầm, kiểm kê, bảo quản, trƣng bày, tuyên truyền, phát huy giá trị của những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, nhằm giới thiệu cho khách tham quan về truyền thống yêu nƣớc, truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống, cái hay cái đẹp của dân tộc Việt Nam, để ngƣời xem cảm thụ thƣởng thức tiếp thu nhằm nâng cao hiểu biết lịch sử dân tộc, bồi dƣỡng tâm hồn dân tộc. Nghiên cứu những giá trị văn hóa trƣờng tồn ấy của dân tộc để có thể sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới thể hiện tầm cao của thời đại, chiều sâu của lịch sử vừa dân tộc vừa hiện đại.

Trƣớc sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin, trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu hƣởng thụ văn hóa, sự hiểu biết khám phá, sáng tạo của con ngƣời ngày càng tăng, để đáp ứng với yêu cầu đó, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ cần phải đổi mới trong công tác trƣng bày tuyên truyề, giáo dục. Việc nghiên cứu lựa chọn hình ảnh, tài liệu, hiện vật chuẩn bị cho trƣng bày là một hoạt động nghiệp vụ mang tính chuyên môn cao của Bảo tàng. Đây là một hoạt động rất quan trọng góp phần tạo lập giá trị cho sản phẩm đổi mới trong trƣng bày triển lãm của Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ. Trong điều kiện đổi mới với tình hình đất nƣớc ngày càng phát triển đa dạng, với cách trƣng bày cũ của Bảo tàng tỉnh Điện Biên trƣớc đây sẽ không phát huy đƣợc hiệu quả và thu hút đƣợc khách tham quan. Đòi hỏi cấp bách đặt ra với Bảo tàng tỉnh là phải đổi mới phƣơng thức trƣng bày với những giải pháp có nhiều sáng tạo, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại để thu hút khách tới tham quan, nghiên cứu, học tập.

Công tác giáo dục tuyên truyền của các bảo tàng nói chung, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nói riêng chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có một hệ thống trƣng bày hoàn thiện, đa dạng, hấp dẫn, thể hiện đƣợc bẳn sắc độc đáo của

riêng mình, có một đội ngũ nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có lòng yêu nghề, đam mê, nhiệt huyết với công việc, đa dạng hóa các hình thức hoạt động. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ hiện nay chƣa hoàn thiện nội dung trƣng bày vừa là điểm hạn chế, nhƣng cũng đồng thời là điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công nội dung, ý tƣởng trƣng bày hiện đại phù hợp giai đoạn hiện nay. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, hy vọng trong thời gian tới công tác giáo dục cũng nhƣ các hoạt động nghiệp vụ khác của bảo tàng sẽ thu đƣợc kết quả, thành công, hòa chung trên con đƣờng hội nhập, phát triển của tỉnh Điện Biên.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 87 - 90)