KẾ HOẠCH ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 98)

- Sản phẩm của đề tài sẽ đƣợc công bố phổ biến, trƣng bày, triển lãm tại bảo tàng và huyện, thị xã, thành phố và một số xã phƣờng, trƣờng học trên toàn tỉnh; trƣng bày giới thiệu cho du khách tham quan tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ và các điểm di tích thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chiến trƣờng Điện Biên Phủ.

- Là cở sở để chuyển giao quyền sở hữu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên chỉ đạo, giao các đơn vị Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên triển khai trƣng bày, giới thiệu, tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên Phủ nhân dịp chào mừng kỷ niệm các sự kiện chính trị của tỉnh, của đất nƣớc, chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nƣớc, đặc biệt là chào mừng Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tuyên truyền tại

các trƣờng học, tuyên truyền trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh và tổ chức tuyên truyền tại các tỉnh thành trong cả nƣớc.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá các bức tranh thơ và các tác phẩm tranh sƣu tầm phục chế thuộc sản phẩm của đề tài để triển khai tuyên truyền rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ - ĐIỂM HẸN LỊCH SỬ - Hữu Mai - Nxb QĐND. Hà Nội 2000.

2. Hồ CHí Minh. Toàn tập, tập 11. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 1995, trang 266.

3. Đỗ Thiện, Đinh Kim Khánh. Tiếng sấm Điện Biên Phủ. Nxb Q.Đ.N.D. Hà Nội 1984. tr328.

4. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại. Nxb S.T. Hà Nội 1984. Tr 21.

5. Âm mƣu đế quốc Pháp - Mỹ trong chiến dịch ĐBP. Nxb Sử học. Hà Nội 1963 tr 154.

6. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại. Nxb S.T. Hà Nội 1984. tr 13.

7. Việt Nam - Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca của thời đại. Nxb S.T. Hà Nội 1984. tr 84..

8. Giáo trình Lý luận văn hóa và đƣờng lối văn hóa của Đảng NXB Chính trị Quốc gia năm 2000.

9. Đinh Xuân Lâm - Điện Biên trong lịch sử, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội 1979

10. Nguyễn Công Lý - Cảm hứng về Điện Biên trong thơ Việt Nam – báo cáo chuyên đề - Đại học khoa học – xã hội và nhân văn

11. Dƣơng Tuấn Anh – Văn học viết Điện Biên trong dòng chảy văn học

dân tộc - báocáo chuyên đề - Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hoa Mai Việc tuyển chọn phân loại tác phẩm văn học viết Điện Biên theo những tiêu chí đặt ra –- học viện chính trị - báo cáo chuyên đề

13. Nguyễn Duy Bắc Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc Việt Nam thiểu số (2010) – Nhà xuất bản Đại học Thái nguyên.

14. Trần Thị Hằng (2017), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch Điện Biên, LATS Địa lý.

15. Tô Ngọc Thanh (1995), “Vùng văn hóa Tây Bắc” in trong “Các vùng văn hóa Việt Nam”, Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (ch.b), Nxb Văn học, tr.107- 108.

15. Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, Nxb Giáo dục Giải phóng, 1974. 16. Chính Hữu, Tuyển tập Chính Hữu, Nxb Văn học, HN, 1998.

17. Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ: điểm hẹn lịch sử, Nxb QĐND, HN, 2001.

18. Everwan Bergot, Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm, bản dịch, Nxb QĐND, HN, 2001.

19. Tuyển tập thơ văn Điện Biên Phủ, nhà xuất bản văn học. 20. Trang web btctlsdienbienphu.svhttdldienbien.gov.vn.

21. Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.

22. Hồ Chí Minh, Thơ Hồ Chí Minh, Nxb Văn học, HN, 1990. 23. Cổng thông tin Điện tử tỉnh Điện Biên.

24. Điện Biên Phủ một thiên sử vàng, NXB Đại học quốc gia Hà nội 25. Kí ức Điện Biên, NXB Hải Phòng

26. Hoàng Quốc Bảo (chủ biên), Học tập phƣơng pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc Gia, 2006, tr.96.

27. Hoàng Anh, Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học quốc gia, 2006, Hà Nội.

28. Lữ Huy Nguyên, Hồ Chí Minh – Từ tâm huyết cứu nƣớc đến sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn hóa, 1990, Hà Nội.

29. Hoàng Thị Trâm (Chủ nhiệm đề tài), Khai thác, vận dụng tri thức văn học trong hoạt động tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2008, Hà Nội.

PHỤC LỤC

THUYẾT MINH 15 BỨC TRANH

ĐỀ TÀI: "TUYÊN TRUYỀN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ BẰNG HÌNH THỨC TRANH VÀ THƠ"

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản hùng ca tráng lệ, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi ngƣời Việt Nam nhƣ một khúc khải hoàn ca bất diệt, một mốc son lịch sử chói lọi bằng vàng. Chiến dịch Điện Biên phủ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, … sáng tác ra những áng văn thơ trữ tình, bất hủ, trở thành những câu hò, điệu lý, bài ca đi cùng năm tháng, trong đó những tác phẩm ra đời trong thời kỳ chiến dịch Điện Biên Phủ là món ăn tinh thần vô giá, tạo thêm động lực và là nguồn cổ vũ niềm tin cho quân và dân ta tin vào thắng lợi của chiến dịch.

“Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ và xuất phát từ thực tế trong công tác tuyên truyền, thuyết minh, giới thiệu về Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đề tài “Tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” là vấn đề mới, đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống qua việc sử dụng công cụ thi họa.

Sau một thời gian nỗ lực nghiên cứu rất nhiều các sảm phẩm của đề tài đã đƣợc hoàn thành theo đúng kế hoạch: Sƣu tầm các tài liệu liên quan; sƣu tầm 40 bức tranh sơn dầu; sƣu tầm gần 139 bài thơ, ca sáng tác trong và sau chiến dịch; tổ chức Hội thảo khoa học và sản phẩm chủ chốt là 15 bức tranh đƣợc vẽ bằng chất liệu sơn dầu dựa trên tƣ liệu trong chiến dịch Điện Biên Phủ từ thời điểm Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ là trận địa quyết chiến với Pháp cho tới ngày toàn thắng 07/5/1954. Mỗi bức tranh sự kiện cụ thể tiêu biểu, từng trận đánh, từng chiến thắng hoặc nhân vật cụ thể. Trong mỗi bức tranh sẽ có nội dung khái quát và một bài thơ (2 hoặc 4 câu) là những cảm xúc của tác giả gắn với nội dung của từng bức tranh, cụ thể nhƣ sau:

“Thủ đô kháng chiến gió ngàn Trung ương với Bác luận bàn việc quân

Đề ra kế hoạch Đông - Xuân Điện Biên điểm đỏ quyết tâm thắng thù”

(Thanh Huyền)

Ngay sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều lãnh đạo cấp cao đã chuyển về các an toàn khu (ATK) vùng Việt Bắc nhƣ Tân Trào (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn) để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, sau này đƣợc mệnh danh là Thủ đô kháng chiến. Tại đây Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trƣờng kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bƣớc vào Đông Xuân 1953, sau khi Pháp có những động thái mới tại Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị đã hợp và đề ra chiến lƣợc đối phó với Thực dân Pháp. Ngày 6/12/1953, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đƣợc đƣa nhằm quyết chiến đến cùng với Pháp tại lòng chảo Mƣờng Thanh để kết thúc chiến tranh. Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận đƣợc thành lập do Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm Bí thƣ kiêm Chỉ huy trƣởng mặt trận. Trƣớc khi lên đƣờng tham gia chiến dịch Đại tƣớng có đến xin chỉ thị của Bác Hồ. Tại cuộc gặp này Bác Hồ đã ân cần căn dặn Đại tƣớng: “Tổng tƣ lệnh ra mặt trận, Tƣớng quân tại ngoại. trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Nhƣ vậy, ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là nơi đứng chân của cơ quan lãnh đạo kháng chiến, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng đề ra kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, đƣa tới chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong năm 1954. Điện Biên Phủ trở thành điểm đỏ, biểu tƣợng chiến thắng không chỉ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, mà còn với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên thế giới lúc bấy giờ.

Bức tranh 2. Quyết chiến quyết thắng

Niềm tin QUYẾT THẮNG đi vào tim con Sông có cạn, đá có mòn

Quyết tâm giữ trọn nước non anh hùng” (Châu Trần)

Đến cuối năm 1953, chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, cũng nhân dịp kỷ niệm 9 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị đề xuất với Hồ Chủ tịch về việc thêu cờ dùng làm giải thƣởng luân lƣu cho các đơn vị trong toàn quân thi đua giết giặc lập công, động viên bộ đội chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. Ngày 22/12/1953, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" chính thức đƣợc sử dụng, trở thành giải thƣởng luân lƣu của Bác.

Lệnh động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã đƣợc gửi tới các đơn vị có nội dung:

"Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trƣớc tới nay... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Nava hiện đã bị thất bại nặng nề, sẽ giáng một dòn chí tử vào âm mƣu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi sẽ có một ảnh hƣởng vang dội trong nƣớc và ngoài nƣớc, sẽ là một cống hiến xứng đáng vào phong trào hòa bình thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Đông Dƣơng, ... Giờ ra trận đã đến! Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng” của Hồ Chủ tịch".

Kết quả trong chiến dịch nhiều đơn vị đã vinh dự nhận đƣợc lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Bác nhƣ: Đại đoàn công pháo 351; đại đội lựu pháo 806; Đại đoàn 312 …. Đây vừa là vinh dự cũng là sự công nhận cho sự tận tụy và thành tích của các Đại đoàn ngay từ trận mở màn đến khi kết thúc chiến dịch. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Sự nghiệp đấu tranh giành giải phóng dân tộc lại đƣợc tiếp tục, trƣờng kỳ tại miền Nam ruột thịt. Là cờ “Quyết chiến quyết thắng” lại tiếp tục theo chân các chiến sĩ trong các chiến dịch sau này, trở thành biểu tƣợng chiến đấu và chiến thắng, là

niềm tin yêu và kỳ vọng vào hòa bình, là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn trong lòng mỗi ngƣời chiến sĩ, là động lực để thực hiện quyết tâm giải phóng dân tộc, giải phóng đất nƣớc.

Bức tranh 3: Phƣơng châm “Đánh chắc, tiến chắc”

“Huổi He nơi ấy còn ghi

Tướng quân tại ngoại quyết vì chiến công Đánh chắc, tiến chắc, đồng lòng Vây, lấn, tấn, diệt cờ hồng tung bay”

(Hải Yến)

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thay đổi địa điểm 3 lần. Điểm dừng chân đầu tiên là Hang Thẩm Púa từ ngày 07/12/1953 đến ngày 17/01/1954 (km số 15 đƣờng từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ). Tại đây, căn cứ vào tình hình chiến sự thực tế, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ chỉ huy chiến dịch đã họp bàn và quyết định tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phƣơng châm “đánh nhanh, thắng nhanh” trong vòng 3 đêm 2 ngày.

Sau đó để đảm bảo thuận tiện cho việc chỉ huy chiến dịch, Bộ chỉ huy đã di chuyển đến địa điểm thứ hai tại Hang Huổi He, xã Nà Tấu từ ngày 18/01/1954 đến ngày 30/01/1954. Công tác làm đƣờng, kéo pháo, vận chuyển lƣơng thực, đạn dƣợc ra mặt trận đƣợc thực hiện nhanh chóng, liên tục, đảm bảo.

Đến cuối tháng 01/1954, sau khi nghiên cứu tình hình cụ thể, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ 3 khó khăn lớn ta gặp phải lúc bấy giờ, đó là:

- Lực lƣợng của Pháp có sự thay đổi rất lớn,từ 6 tiểu đoàn đã lên tới 12 tiểu đoàn , Pháp đƣợc Mỹ viện trợ cho nhiều phƣơng tiện vũ khí chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ, hệ thống công sự phòng ngự đƣợc xây dựng kiên cố, vững chắc.

- Ta quen với lối đánh du kích, đánh vào ban đêm có địa hình ẩn náu và lực lƣợng của ta lúc này chỉ có thể đánh đƣợc một tiểu đoàn.

- Lần đầu tiên có sự hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh và pháo binh, nhƣng lại chƣa qua tập luyện.

Những yếu tố đó đã khiến Đại tƣớng củng cố thêm quyết tâm không thể mạo hiểm thực hiện kế hoạch đề ra, nếu cố tình thực hiện Điện Biên sẽ trở thành

biển máu. Suốt đêm dài trăn trở suy nghĩ, cùng với sự trao đổi thêm từ Ban cố vấn Trung Quốc, đặc biệt là lời Bác Hồ dặn Đại tƣớng trƣớc khi lên đƣờng ra mặt trận: “Trận này quan trọng phải đánh cho thắng chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển phƣơng châm tác chiến từ "Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc" khi đã đến sát giờ nổ súng.

Mệnh lệnh Đại tƣớng đƣa ra, tuy có một số ý kiến còn băn khoăn, lo lắng nhƣng toàn Đảng ủy mặt trận cùng đồng lòng thực hiện, chấp nhận chuẩn bị lại từ đầu để thực hiện phƣơng án mới. Theo đó, ta sẽ từng bƣớc đào hào tấn công địch từ các cứ điểm vòng ngoài, lấn dần vào bên trong, đánh chắc thắng từng cứ điểm, từng trung tâm đề kháng. Kết thúc chiến dịch, đƣờng hào đánh lấn, tấn công của ta đã đến hầu hết các cứ điểm của Pháp, dài ƣớc độ hơn 200km trong lòng chảo Điện Biên Phủ.

Bức tranh 4. Sở chỉ huy chiến dịch

“Mường Phăng còn đó một thời, Chỉ huy chiến dịch chọn nơi họp bàn.

Vượt bao thử thách gian nan,

Làm nên chiến thắng âm vang muôn đời.” (Mai Vũ)

Ngày 31/01/1954, Sở chỉ huy chiến dịch chuyển vào khu rừng Mƣờng Phăng. Đây là Sở chỉ huy tiền phƣơng chính thức, là nơi làm việc của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp - Bí thƣ Đảng ủy kiêm Chỉ huy trƣởng mặt trận và Đảng ủy Bộ chỉ huy chiến dịch, nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng để đƣa ra những mệnh lệnh, chỉ thị có tính chất quyết định trong quá trình tấn công vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bằng sự kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nƣớc, tài thao lƣợc của Bộ chỉ huy chiến dịch, biết khắc phục những khó khăn trƣớc mắt hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng, Bác và Nhân dân giao phó, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Đến nay, đây cũng là nơi khắc đậm dấu ấn Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp.

“Cả dân tộc nhịp chân cùng chiến dịch Gạo ngàn cân trên những chiếc xe thồ

Băng bão đạn, trèo đèo vượt suối Đóa Ban rừng cũng thắp sáng ước mơ”

(Mai Ngân)

Bảo đảm hậu cần cho chiến dịch trong điều kiện rất khó khăn, chiến trƣờng ở xa hậu phƣơng tới 500 - 700km, trên địa hình rừng núi hiểm trở, đƣờng vận tải cơ giới đã hƣ hỏng, không có đƣờng thuỷ, thời tiết khí hậu thất thƣờng, dân cƣ thƣa thớt, kinh tế nghèo nàn lạc hậu. Đứng trƣớc những khó khăn đó,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI “Nghiên cứu tuyên truyền Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ” (Trang 98)