Định lý đồng dạng hoạ đồ vận tốc và gia tốc

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Trang 33 - 35)

2. Phân tích động học cơ cấu phẳng loạ i2 bằng phương pháp vẽ hoạ đồ

2.4. Định lý đồng dạng hoạ đồ vận tốc và gia tốc

2.4.1. Định lý đồng dạng

- Định lýđồng dạng hoạ đồ vận tốc

Hình nối các điểm thuộc cùng một khâu, đồng dạng thuận với hình nối các mút véc tơ vận tốc tuyệt đối của các điểm đó trên hoạ đồ vận tốc.

- Định lý đồng dạng hoạ đồ gia tốc

Hình nối các điểm thuộc cùng một khâu, đồng dạng thuận với hình nối các mút véc tơ gia tốc tuyệt đối của các điểm đó trên hoạ đồ gia tốc.

- Hệ quả

Nếu đã biết vận tốc hoặc gia tốc của hai điểm thuộc cùng một khâu, thì vận tốc hoặc gia tốc của điểm thứ ba trên cùng khâu đó bao giờ cũng có thể xác định được, nhờ vào định lý đồng dạng hoạ đồ vận tốc, gia tốc. 2.4.2. Nhận xét chung rút ra từ ví dụ về bài toán vận tốc và bài toán gia tốc

Trên hoạ đồ véc tơ vận tốc và hoạ đồ véc tơ gia tốc:

- Tất cả các véc tơ có gốc tại gốc hoạ đồ đều biểu thị cho véc tơ vận tốc tuyệt đối và gia tốc tuyệt đối của các điểm trên khâu của cơ cấu.

- Các véc tơ nối mút của các véc tơ vận tốc tuyệt đối và gia tốc tuyệt đối của các điểm trên khâu, biểu thị cho véc tơ vận tốc tương đối và gia tốc tương đối của các điểm đó.

- Các điểm có vận tốc bằng không, véc tơ vận tốc của chúng là một điểm trùng với gốc p của hoạ đồ véc tơ vận tốc.

- Các điểm có gia tốc bằng không, véc tơ gia tốc của chúng là một điểm trùng với gốc p’ của hoạ đồ véc tơ gia tốc.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu?

2. Trình bày khái niệm về tỉ xích hoạ đồ, hoạ đồ chuyển vị cơ cấu và hoạ đồ cơ cấu? 3. Trình bày phương pháp vẽ để giải bài toán chuyển vị?

4. Phân tích mối quan hệ giữa vận tốc và gia tốc?

5. Trình bày phương pháp vẽ để giải bài toán vận tốc và gia tốc

6. Phát biểu định lý đồng dạng hoạ đồ vận tốc và gia tốc và rút ra nhận xét khi giải bài toán vận tốc và bài toán gia tốc?

Chương 2: Phân tích động học cơ cấu phẳng

1. Tính vận tốc và gia tốc khâu 3 của cơ cấu tang một góc, nếu tay quay AB quay đều với vận tốc góc  = 10 s-1, tại vị trí 1 = 60o, cho trước h = 0,05 m (hình 2.9)

2. Tính vận tốc và gia tốc điểm C, vận tốc

góc của khâu 2 và khâu 3 trong cơ cấu 4 khâu bản lề (hình 2.10), ABC BCD90O. Nếu tay quay AB quay đều với vận tốc góc 1 = 20 s-1. Cho trước kích thước của các khâu 4lABlBClCD0, 4m

3. Tính vận tốc góc và gia tốc góc của các khâu trong cơ cấu culit (hình 2.11), ở vị trí góc

90O

BAC

  Nếu tay quay AB quay đều với vận tốc góc 1 = 10rad/s. Cho trước kích thước của các khâu lABlAC 0, 2m

Hình 2.10 Hình 2.9

Chương 3: Một số cơ cấu thường gặp

Hình 3.1. Cơ cấu culít

Hình 3.2. Cơ cấu 4 khâu bản lề dùng trong giảm

chấn xe đạp

Chương 3: MỘT SỐ CƠ CẤU THƯỜNG GẶP Giới thiệu

Trong thực tế, các máy móc hầu hết đều được cấu thảnh từ một hoặc một số cơ cấu đơn giản hơn. Việc kết hợp nhiều cơ cấu đơn giản để thành cơ cấu phức tạp hơn có khả năng thực hiện nhiều chuyển động theo quy luật cho trước đã làm phong phú thêm về cả số lượng và chủng loại máy. Chương 3 sẽ giới thiệu lược đồ động, công dụng, và quy luật chuyển động của một số cơ cấu thường gặp trong cơ khí.

Mục tiêu:

+ Trình bày được các dạng cơ cấu thường gặp;

+ Phân tích được đặc điểm về quỹ đạo và chuyển vận tốc của cơ cấu 4 khâu bản lề;

+ Phân tích được miền tự hãm của tay quay; + Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập. Nội dung chính:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)