Các biện pháp chống tháo lỏng mối ghép ren

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Trang 58 - 60)

3. Mối ghép Ren

3.6. Các biện pháp chống tháo lỏng mối ghép ren

Mục tiêu:

- Trình bày được nguyên nhân gây tháo lỏng và các biện pháp chống tháo lỏng đai ốc;

- Tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp chống tháo lỏng đai ốc.

3.6.1. Nguyên nhân gây tháo lỏng

Mặc dù các ren dùng trong lắp ghép đều đảm bảo tự hãm khi chịu tải trọng tĩnh vì góc nâng của ren  nhỏ hơn góc ma sát thay thế φ’. Nhưng do va đập hoặc rung động, ma sát giữa ren bulông và đai ốc bị giảm bớt gây nên hiện tượng long đai ốc.

3.6.2. Các biện pháp chống tháo lỏng

Có 2 biện pháp chống tháo lỏng mối ghép ren: - Tạo ma sát phụ giữa ren bulông và đai ốc;

- Cố định đai ốc với bulông hoặc với tiết máy được ghép. 3.6.2.1 Tạo ma sát phụ giữa ren bulông và đai ốc

* Dùng 2 đai ốc

Sau khi vặn chặt đai ốc phụ, giữa 2 đai ốc có lực căng phụ. Khi lực dọc trục tác dụng lên bulông bị triệt tiêu thì giữa 2 đai ốc vẫn có lực căng phụ, giữ cho đai ốc khỏi bị long ra;

Dùng 2 đai ốc làm tăng thêm khối lượng và kích thước của mối ghép. Ngoài ra, khi bị rung động mạnh, khả năng chống tháo lỏng không đảm bảo.

*Dùng vòng đệm vênh

Hình 5.18: Chống tháo lỏng cho mối ghép ren

b) c) d)

a)

Hình 5.17. Mối ghép vít cấy

Chương 5: Chi tiết máy ghép

Ma sát phụ được tạo nên do lực đàn hồi của vòng đệm vênh. Khi vặn chặt đai ốc, lực đàn hồi do vòng đệm vênh bị biến dạng luôn tác dụng lên đai ốc và tiết máy được ghép, gây nên lực căng phụ, do đó giữa ren bulông và đai ốc luôn có ma sát. Ngoài ra, cạnh sắc của vòng đệm vênh tỳ vào bề mặt tiếp xúc của đai ốc cũng có tác dụng giữ cho đai ốc khỏi bị long ra.

Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là gây lực lệch tâm bulông. 3.6.2.2. Cố định đai ốc với bulông hoặc với tiết máy được ghép

* Dùng tiết máy phụ

Tiết máy phụ dùng làm vật cản sự tháo lỏng của đai ốc.

Tiết máy phụ thường dùng là: Chốt chẻ, đệm hãm có ngạnh, đệm gập. Nhược điểm của phương pháp này là không thể điều chỉnh lực xiết dần dần mà phải điều chỉnh từng nấc.

* Gây biến dạng dẻo cục bộ

Tán hoặc hàn dính phần cuối của bulông với đai ốc là biện pháp chắc chắn, nhưng chỉ dùng với các mối ghép không tháo.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày công dụng của mối ghép ren và sự tạo thành ren? 2. Trình bày ưu nhược điểm của mối ghép ren?

3. Phân loại ren?

4. Trình bày các thông số hình học của ren hệ mét? 5. Trình bày đặc điểm của các loại mối ghép ren?

6. Trình bày nguyên nhân và các biện pháp chống tháo lỏng mối ghép ren?

Bài tập

1. Hai tấm thép ghép bằng bulông có khe hở. Mối ghép chịu tải trọng ngang F = 6000N, vật liệu bulông là thép CT3 có ứng suất kéo cho phép

  2

110 /

k N mm

  , hệ số ma sát giữa các tấm thép f = 0,15, hệ số an toàn k = 1,5. Xác định:

a. Lực xiết bulông để các tấm ghép không bị trượt trên nhau

b. Đường kính d1 của bulông

2. Hai nửa nối trục đĩa được nối với nhau bằng 4 bulông lắp có khe hở, vật liệu thép CT3 có giới hạn bền kéo cho phép   2

120 /

k N mm

  , hệ số ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc f = 0,2, hệ số an toàn k = 1,5 ; đường kính vòng tròn đi qua tâm lỗ bulông D = 120 mm, truyền mômen xoắn T = 2.106 Nmm. Hãy :

Chương 5: Chi tiết máy ghép

a. Xác định lực xiết chặt trên mỗi bulông V

b. Tính đường kính d1 và chọn loại bulông (theo bảng trên)

Bulông M6 M8 M10 M12 M12 M20 M24 M30 M36

d1, mm 4,918 6,647 8,376 10,106 13,835 17,294 20,752 26,211 31,670

3. Bulông ổ trục dưới của một thanh truyền động cơ đốt trong với tải trọng lớn nhất tác dụng nên bulông là F = 6000N. Vật liệu bulông là thép 38CrA (giới hạn chẩy ch = 600MPa), hệ số ngoại lực  = 0,2. Tải trọng thay đổi theo chu kỳ mạch động.

a. Tính lực xiết bulông, tải trọng tác dụng nên bulông b. Đường kính bulông

4.Mối ghép Then và then hoa Giới thiệu

Mối ghép then là loại mối ghép tháo được, được dùng rất phổ biến để ghép các chi tiết máy có dạng trục và moay ơ, như ghép các bánh răng, bánh đai, đĩa xích v.v... với trục. Có nhiều loại then khác nhau, mỗi loại then lại có hình dạng, công dụng riêng, và chúng đều là những chi tiết máy được tiêu chuẩn hóa. Chính vì vậy, việc quan trọng trong quá trình lắp các chi tiết máy lên trục là phải chọn được loại then phù hợp với khả năng chịu lực và có kích thước chịu được tải trọng yêu cầu. Chương này sẽ giới thiệu về các loại then và cách tính toán chọn then bằng. Mục tiêu:

- Trình bày được cấu tạo, ưu khuyết điểm và phạm vi sử dụng mối ghép then và trục then .

- Phân tích được điều kiện làm việc, để lựa chọn, sử dụng hợp lý các phương pháp tính toán, kiểm tra mối ghép .

- Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập. Nội dung chính:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)