Các loại mối ghép ren

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Trang 56 - 58)

3. Mối ghép Ren

3.5. Các loại mối ghép ren

3.5.1. Mối ghép bulông

Mối ghép bulông có 2 loại: có khe hở và không khe hở

M1 M2 M3 M4

Hình 5.13. Sơ đồ ren nhiều mối

Hình 5.14. Sơ đồ xác định góc nâng của ren

d2

P

x

Chương 5: Chi tiết máy ghép

Bulông là thanh trụ tròn đầu có ren để vặn đai ốc. Đầu bulông có hình vuông, hình 6 cạnh hoặc các hình khác. Trong đó hình sáu cạnh được dùng nhiều hơn cả.

Mối ghép bu lông được dùng khi:

- Các tiết máy ghép có chiều dày không lớn lắm;

- Các tiết máy ghép làm bằng vật liệu có độ bền thấp, nếu làm ren trên tiết máy ren không đủ bền;

- Cần tháo lắp luôn.

Đối với mối ghép bulông có khe hở cần xiết bulông với lực xiết V để tạo masát giữa các tấm ghép, giữ cho chúng không bị trượt tương đối với nhau.

Đối với mối ghép bulông không khe hở, vì thân bulông trực tiếp tiếp xúc với các tấm ghép nên không cần xiết chặt đai ốc.

3.5.2. Mối ghép vít

Vít khác bulông ở chỗ đầu có ren không vặn vào đai ốc mà vặn trực tiếp vào lỗ có ren của tiết máy được ghép.

Mối ghép vít được dùng khi: - Không có chỗ để chứa đai ốc; - Cần giảm khối lượng của mối ghép;

Ưu điểm của mối ghép vít là tháo, lắp nhanh, nhưng có nhược điểm là khi kích thước mối ghép nhỏ thì vít hay bị tháo lỏng. 3.5.3 Mối ghép vít cấy

Vít cấy là thanh trụ tròn 2 đầu có ren, 1 đầu vặn vào lỗ có ren của 1 trong các tiết máy được ghép, đầu kia xuyên qua lỗ không có ren của tiết máy khác và vặn vào đai ốc.

Hình 5.15 Mặt cắt dọc trục mối ghép bulông

a) b)

Chương 5: Chi tiết máy ghép

Mối ghép vít cấy được dùng khi 1 trong các tiết máy ghép quá dày (không dùng được bulông), lại cần tháo lắp luôn, nếu dùng vít sẽ chóng hỏng lỗ ren.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: NGUYÊN LÝ – CHI TIẾT MÁY NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)