a) Đầu có rơvônve b) Đầu nhiều trục
5.2.7. Phương pháp Mài – Mài nghiền – Mài khôn – Mài siêu tinh.
Mài là một nguyên công gia công tinh có thể gia công được nhiều dạng bề mặt khác nhau như mặt trụ ngoài, mặt trụ trong (lỗ), mặt phẳng, mặt định hình. Mài có thể gia công được vật liệu rất cứng, nhưng lại không gia công được vật liệu quá mềm.
Bản chất của quá trình mài là sự cạo sát tế vi bề mặt vật rắn bằng những hạt mài có vận tốc cao.
Mài phẳng là một phương pháp cơ bản để gia công tinh mặt phẳng. Nó có thể dùng để gia công lần cuối các mặt đã qua tôi sau khi đã phay hoặc bào.
Mài mặt phẳng có thể đạt độ chính xác cấp 7 và độ nhám bề mặt Ra = 1,6
m. nếu mài thật cẩn thận có thể đạt chính xác cấp 6 và độ nhám Ra = 0,4 m
Các phương pháp mài:
Mài phẳng bằng đá mài hình trụ: Phương pháp này bảo đảm được chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt cao, vì việc thoát phoi, thoát nhiệt và tưới dung dịch trơn nguội vào vùng đang gia công đều dễ dàng. Mài phẳng bằng đá mài hình trụ có thể thực hiện trên máy mài thông dụng hay máy mài vạn năng có bàn máy chữ nhật thực hiện chuyển động tịnh tiến khứ hồi dọc hoặc bàn máy tròn thực hiện chuyển động chạy quanh tâm của nó, còn đá quay tròn, chạy dao ngang và thẳng đứng (hình 5.21 a,b).
Hình 5.21:Sơ đồ mài phẳng bằng đá mài hình trụ
Mài phẳng đá mài mặt đầu: là phương pháp mài được thực hiện liên tục nhờbàn quay và máng dẫn để phôi vào liên tục và chi tiết đi ra liên tục sau khi đã qua đá mài (hình 5.22 mài bằng mặt đầu của đá hình chậu nguyên hoặc chắp).
106
Hình 5.22: Các hình thức mài mặt phẳng bằng đá mài mặt đầu
Phương pháp này ngoài vấn đề tiết kiệm được đá mài, nó còn cho năng suất cao (vì nó có thể dung nhiều trục đá để mài nhiều mặt đồng thời _ hình 5.23, hoặc có thể bố trí cả hai thớt đã mài cùng một lúc cả hai mặt đầu như khi mài xecmăng) và thường được dùng trong sản xuất hàng loạt và hàng khối. So với đá trụ, mài phẳng bằng đá mài mặt đầu gây khó khăn hơn cho việc thoát phoi, thoát nhiệt và tưới dung dịch trơn nguội vào vùng cắt.
Hình 5.23: Sơ đồ mài nhiều trục đá.
Ngoài ra người ta có thể dùng một số phương pháp khác nữa như mài nghiền, mài siêu chính xác…
107
_ Nghiền: Là phương pháp gia công bóng bằng phương pháp đưa bột nghiền vào
bề mặt tiếp xúc của bề mặt cụng cụ nghiền với bề mặt chi tiết gia công. Nghiền có thể gia công đạt độ bóng cấp 10 đến cấp 14, độ chính xác cấp 1, sai lệch kích thước có thể đạt 0,5 m.
_ Mài siêu chính xác: Mài siêu chính xác (nghiền rung) dùng gia công lần cuối nhằm đạt độ nhẵn bóng và độ chính xác rất cao. Mài siêu chính xác cũng là một phương pháp nghiền có thêm chuyển động rung, lắc ngắn dọc trục với tần số cao. Vì chuyển động phức tạp nên các vết nghiền được tự xoá để làm cho độ nhẵn bóng cao đến cấp 13,14 thời gian gia công ngắn.
_ Đánh bóng: là phương pháp gia công lần cuối (sau khi đã gia công tinh) với mục tiêu chủ yếu là nâng cao độ nhẵn bóng bề mặt chi tiết gia công hoặc trước khi mạ và không sửa được sai số hình dạng, sai số vị trí tương đối và những khuyết tật để lại trên bề mặt chi tiết như rỗ, lõm...