Thiết kế nguyên công.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 73 - 75)

- H Kíchthước điều chỉnh.

6.3.4. Thiết kế nguyên công.

- Xác định kích thước phôi; - Xác định thứ tự gia công;

- Thiết kế nguyên công: Xác định phương pháp gia công. Chọn máy công cụ. Xác định các bước công nghệ. Xác định chế độ cắt. Định mức thời gian gia công. Xác định số lượng máy và thợ cần thiết.

Tùy theo khả năng và mức độ tận dụng các quá trình công nghệ điển hình, các quá trình công nghệ đang áp dụng đạt hiệu quả tốt mà tính chất và khối lượng thiết kế quá trình công nghệ ứng với nhiệm vụ gia công khác nhau. Nghĩa là một quá trình công nghệ có thể được thiết kế hoàn toàn mới, hoặc có thể được xây trên cơ sở điều chỉnh và bổ sung quy trình công nghệ sẵn có trong thực tế. Sau đây là nội dung các bước thiết kế cơ bản.

Tính công nghệ trong kết cấu là một tính chất quan trọng của sản phẩm hoặc chi tiết cơ khí nhằm đảm lượng tiêu hao kim loại ít nhất, khối lượng gia

133

công lắp ráp ít nhất, giá thành chế tạo thấp nhất trong điều kiện và quy mồ sản xuất nhất định. Khi nghiên cứu nâng cao tỉnh công nghệ trong kết cấu cơ khí cần phải hiểu những cơ sở sau đây:

- Tính công nghệ của kết cấu cơ khí phụ thuộc nhiều vào quy mô sản xuất cũng như tính chất hàng loạt của sản phẩm.

- Tính công nghệ của kết cấu phải được nghiên cứu đồng bộ đối với kết cấu tổng thể của sản phẩm, không tách riêng từng phần tử kết cấu, trên cơ sở đảm bảo chức năng và điều kiện làm việc của nó.

- Tính công nghệ của kết cấu phải được chú trọng triệt để trong từng giai đoạn của quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí.

- Tính công nghệ của kết cấu cần được nghiên cứu theo điều kiện sản xuất cụ thể.

Vì khối lượng lao động và vật liệu tiêu hao chỉ có thể được xác định chính xác nếu quá trình công nghệ đã được thiết kế hoàn chinh, nên tính công nghệ trong kết cấu cơ khí thường được đánh giá gần đúng theo những chỉ tiêu sau:

Trọng lượng kết cấu nhỏ nhất.

Sử dụng vật liệu thống nhất, tiêu chuẩn, dễ kiếm và rẻ; Quy định kích thước, dung sai và độ nhám bề mặt hợp lý.

Sự dụng chi tiết máy và bề mặt trên chi tiết máy. Thống nhất, tiêu chuẩn Kết cấu hợp lý để gia công cơ khí, lắp ráp thuận tiện (ít mối lắp ghép, chuỗi kích thước hơp lý tính lắp lẫn thích hợp, tạo khả năng lắp ráp năng suất cao.

Đế đảm bảo hiệu quả chung của quá trình chế tạo sản phẩm thì tính công nghệ trong kết cấu sản phẩm phải được chú trọng nghiên cứu, phê phán từ khi bắt đầu thiết kế kết cấu sản phẩm. Trước khi tiến hành thiết kế quá trình công nghệ cho sản phẩm phải kiểm tra hệ thống tính công nghệ trong kết cấu của các chi tiết, cụm, bộ phận trong kết cấu tổng thể của sản phẩm. Trên cơ sở các bản vẽ chế tạo. Cần đặc biệt quan tâm đến mối liên hệ giữa chức năng, điều kiện làm việc và tính công nghệ trong kết cấu cơ khí, tránh đề ra các yêu cầu kỹ thuật quá cao không cần thiết, hạn chế chi phí sản xuất nói chung. Đối với quá trình cắt gọt chi tiết máy thì tính công nghệ trong kết cấu chi tiết máy đều xét trên cơ sở các yêu cầu cụ thể như sau:

- Giảm lượng vật liệu cắt gọt bằng cách thiết kế phôi và các bề mặt gia công hợp lý, xác định chính xác lương dư gia công, giới hạn khối lượng cắt gọt chỉ ở những bề mặt quan trọng.

134

- Đơn giản hóa kết cấu, đảm bảo gia công kinh tế' (ví dụ tách một chi tiết phức tạp thành hai hoặc nhiều chi tiết đơn giản, để gia công, tạo điều kiện gá nhiều chi tiết tiết khi gia công.

- Tạo điều kiện sử dụng dụng cụ thống nhất, tiêu chuẩn. - Đảm bảo dụng cụ cắt làm việc thuận tiện, không bị va đập khi cắt. - Đảm bảo chi tiết đủ cứng vững, tạo điều kiện cắt gọt với cùng chế độ cắt lớn. - Góp phần giảm phí tổn điều chỉnh thiết bị, trang bị công nghệ, giảm số lần gá đặt chi tiết khi gia công.

- Phân biệt rõ ràng giữa bề mặt gia công và bề mặt không gia công cũng như giữa các bề mặt ứng với các nguyên công khác nhau.

- Chú ý đặc tính riêng vẽ kết cấu chi tiết của sản phẩm trong trường hợp áp dụng phương pháp gia công đặc biệt hoặc trang thiết bị công nghệ chuyên dùng.

Những yêu cầu trên đây chỉ có thể được thỏa mãn tốt, nếu có sự cộng tác chặt chẽ giữa bộ phận thiết kể kết cấu và bộ phận thiết kế công nghệ trên cỏ sở đảm bảo chức năng, điều kiện làm việc và hiệu quả kinh tế trong quá trình chế tạo sản phẩm. Tùy theo quy mỏ sản xuất và nhiệm vụ sản xuất cụ thể mà cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia kinh tế - kỹ thuật, tổ chức sản xuất, khoa học lao động nhằm nâng cao tính công nghệ trong kết cấu của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 73 - 75)