Phương pháp Cạo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 48 - 49)

a) Đầu có rơvônve b) Đầu nhiều trục

5.2.8. Phương pháp Cạo.

Là phương pháp gia công tinh thực hiện bằng tay hay bán cơ khí nên năng suất thấp nhưng được dùng phổ biến trong lắp ráp, sửa chữa để tạo vảy các mặt

phẳng, các loại rãnh then, mang cá...phụ thuộc nhiều vào bậc thợ. Đặc điểm:

- Bằng dụng cụ đơn giản như dao cạo có thể đạt độ chính xác về hình dáng và vị trí tương đối (độ phẳng 0,01/1000mm, nếu cẩn thận có thể đạt độ chính xác cao hơn) của các kết cấu phức tạp (rãnh, lỗ nhỏ...) mà các phương pháp khác khó thực hiện.

- Bề mặt cạo có thể giữ lớp dầu bôi trơn trong qúa trình làm việc. Lượng dư gia công nhỏ, trước khi cạo cần được gia công tinh và làm cùn hết các cạnh sắc. Tốn nhiều công sức, năng suất thấp, không cạo được vật liệu quá cứng.

- Quá trình công nghệ cạo cần chú ý các bước: trước mỗi lần cạo cần dùng bản mẫu (âm bản) trát một lớp sơn đỏ mỏng vào bề mặt chi tiết để kiểm tra độ phẳng và tìm điểm cao có dính sơn để cạo. Bề mặt cạo đạt yêu cầu khi các điểm dính sơn phân bố đều (cạo thô đạt 12  18 điểm / 1 inch, cạo tinh đạt 20  25 điểm).

108

_ Gá đặt chi tiết ổn định, vững vàng, di chuyển và thay đổi vị trí nhẹ nhàng.

_ Bản mẫu phải đạt độ chính xác và độ cứng vững cao.

_ Trước khi cạo phải gia công tinh bề mặt bằng phay, bào, doa … và sửa hết cạnh sắc. Lượng dư để lại vừa phải.

_ Khuyết điểm của cạo:

+ Tốn nhiều công sức (Hiện nay có xu hướng thay thế cạo bằng mài, hoặc điện hoá)

+ Không cạo được vật liệu quá cứng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật gia công cơ khí (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 48 - 49)