2 3 Điểm nhìn trần thuật
3.1 Nghệ thuật dàn cảnh
3.1.3 Phục trang, đạo cụ
“Phục trang, nhƣ chúng ta vẫn biết là quần áo mà nhân vật khoác lên ngƣời. Phục trang là một yếu tố quan trọng của dàn cảnh” [5, 123]. Nó là chiếc chiều khóa để chúng ta nhận diện bản chất nhân vật. Thông qua phục trang chúng ta cũng biết đƣợc giai đoạn, thời đại mà nhân vật sống, đồng thời tính cách nhân vật cũng đƣợc thơng báo.
Trong Bi, đừng sợ, nhân vật cô gái phục vụ bàn ở quán nhậu và cô gái ở quán thƣ giãn gội đầu đƣợc khắc họa trong những bộ trang phục “thiếu vải”, tƣơi mát và hấp dẫn. Những chiếc áo dây mỏng manh, chiếc áo phông trễ cổ hay những chiếc quần ngắn quá đùi… đã khiến nhân vật thành tâm điểm chú ý của những ngƣời đàn ông trong phim. Bằng cách lựa chọn những kiểu trang phục hở hang khêu gợi, nhà làm phim đã biến nữ nhân vật của mình thành đối tƣợng ham muốn của những nam nhân vật, qua việc khai thác vẻ đẹp cơ thể phái nữ. Nhân vật mẹ Bi lại có sự chuyển đổi trong cách ăn mặc, tùy vào từng tình huống, khi ở trƣớc mặt bố chồng hoặc đi ra ngồi mẹ Bi ăn mặc rất kín đáo, thanh lịch, với váy và áo kín cổ, ngƣợc lại trong khơng gian phịng ngủ chỉ có hai vợ chồng, mẹ Bi ăn mặc rất gợi cảm để mong sự chú ý của bố Bi, đó là váy dài để hở cổ rộng, có thể thấy bầu ngực lấp ló bên trong đầy quyến rũ. Nhƣ vậy, trang phục đã đƣợc lựa chọn phù hợp trong từng hồn cảnh, nó góp phần đƣa nhân vật đƣợc sống thật là chính mình.
Ngƣợc lại với những nhân vật nữ của Bi, đừng sợ, Hạnh của Trăng nơi
đáy giếng lại đƣợc khắc họa nhƣ những mẫu hình tiêu biểu của ngƣời phụ nữ
truyền thống: áo tơ tằm – quần the đen, hoặc áo dài lụa màu sắc thanh nhã, đầu đội nón, đi xe đạp. Hình ảnh này “tôn vinh” vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm vốn đƣợc coi là nét nữ tính cần có ở ngƣời phụ nữ hay là những khuôn mẫu đặt ra cho phụ nữ, là những mong đợi, kỳ vọng của xã hội về tính cách, bản chất phụ thuộc vào nam giới của phụ nữ. Thông qua trang phục cũng cho thấy tính cách của nhân vật, chúng ta thấy ở trƣờng đoạn đầu của phim, trong cảnh sinh hoạt buổi sáng ở gia đình Hạnh, Hạnh thay những ba bộ phần áo, khi mới
88
ngủ dậy, Hạnh mặc bộ lụa tơ tằm không tay là bộ đồ ngủ, sau khi ƣớp trà, pha trà, làm các công việc cá nhân, Hạnh thay một bộ quần áo khác trƣớc khi vào gọi Phƣơng dậy, và khi cơ cầm nón đi mua phở cho Phƣơng cơ lại thay một bộ đồ khác, kín đáo và lịch sự hơn. Nhƣ vậy, thơng qua trang phục cho thấy Hạnh là ngƣời phụ nữ truyền thống, kín đáo, và chỉn chu trong cách ăn mặc. Đó là một phẩm chất mà ngƣời phụ nữ truyền thống nào cũng phải coi trọng. Trong phim, thầy giáo Phƣơng luôn hiện lên với bộ quần áo màu trắng, cho thấy sự sạch sẽ, tƣơm tất, khó tính của ngƣời đàn ông, nhƣng cũng thấy đƣợc sự tảo tần, chịu khó của ngƣời phụ nữ sau mỗi bộ quần áo sạch sẽ của chồng.
Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã khá thành công khi biến hai diễn viên Hải Yến và Dustin Nguyễn hiện đại thành những dân miền Tây Nam bộ chân thực. Sự nhọc nhằn, tủi cực hiện lên qua vẻ ngoài nhem nhuốc của các nhân vật. Những ngƣời đàn ơng ln có chiếc khăn rằm quàng trên cổ để thấm mồ hơi, ngƣời phụ nữ thì mặc áo bà ba, tay khốc chiếc nón, da nâu giịn vì nắng gió. Trang phục cụ thể là chiếc áo cũng là một chi tiết trên phim, khi Nƣơng khơng dám mặc những chiếc áo đẹp vì trơng cơ lúc đó quá giống mẹ, nó gợi Út Vũ nhớ đến ngƣời vợ phản bội.
Tóm lại, trang phục, đạo cụ đã góp phần giúp đạo diễn tạo lên bối cảnh Hà Nội, Huế và miền Tây Nam bộ rất thành công trong ba bộ phim Bi, đừng
sợ, Trăng nơi đáy giếng và Cánh đồng bất tận, bên cạnh đó, chúng cịn góp phần quan trọng thể hiện đƣợc tính cách, phẩm chất của các nhân vật trong phim, đặc biệt là các nhân vật nữ.