Bảng 3.2: Vốn pháp định bằng tiền nước ngoài Bảng 3.3: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ cty ABC và D Trích giấy tờ làm việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VỐN DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN (Trang 76 - 81)

Năm thứ 10 40% 60%

Năm thứ 20 50% 50%

Thời hạn của hợp đồng là 40 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Khi hết hạn hợp đồng toàn bộ TSCĐ của Công ty được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam. Ngoài ra các quy định chi tiết về việc thực hiện cac nghĩa vụ với Nhà nước Việt Nam cũng được quy định chi tiết trong giấy phép thành lập.

Đến ngày 13/9/ 2013, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Giấy phép đăng ký số xx/GPĐC chuẩn y việc tăng vốn đầu tư của Công ty liên doanh D lên 100.000.000 USD. Sau khi thu thập được các thông tin cơ sở nêu trên về 2 Công ty khách hàng, kiểm toán viên tiến hành bước công việc tiếp theo là đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

b, Tìm hiểu sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ

Bảng 3.3: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ cty ABC và D Trích giấy tờ làm việc

Tên Ngày

Khách hàng:

Công ty CP ABC Người thực hiện TNG 16/02/2019

Ngày khóa sổ: 31/12/2018 Người soát xét 1 NVA 20/02/2019

Nội dung: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Người soát xét 2

1 Các quy định về phân công và ủy quyền đối với các công việc phê chuẩn, quản lí hoạt động vay vốn và hoàn trả tiền vay có đảm bảo tính đầy đủ, hợp lí.

2 Có các bằng chứng ghi nhận việc lập kế hoạch vay vốn hay không? Có sự phê chuẩn các kế hoạch vay vốn?

3 Có sự kiểm soát việc sử dụng và thanh toán các

khoản vốn vay hay không? 

4 Có quy định về trình tự thủ tục trong việc đàm phán và kí kết các hợp đồng tín dụng, nhận tiền và theo dõi thanh toán tiền lãi và gốc.

5 Có thực hiện đối chiếu số dư chi tiết vay và nợ dài hạn với sổ tổng hợp ít nhất là hàng tháng hay không?

Người kiểm tra :... Trưởng phòng :... Ban Tổng giám đốc:... Kết luận: hệ thống kiểm soát nội bộ đã tương đối đầy đủ và chặt chẽ.

Tên Ngày

Khách hàng: Công ty TNHH B Người thực hiện THH 04/02/2018

Ngày kết thúc: 31/12/2013 Người soát xét 1 NVA 20/02/2018

Nội dung: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội

bộ Ngừời soát xét 2

TT Hoạt động kiểm soát Ký hiệu Không

1 Các quy định về phân công và ủy quyền đối với các công việc phê chuẩn, quản lí hoạt động vay vốn và hoàn trả tiền vay có đảm bảo tính đầy đủ, hợp lí.

2 Có các bằng chứng ghi nhận việc lập kế hoạch vay vốn hay không? Có sự phê chuẩn

các kế hoạch vay vốn? 

3 Có sự kiểm soát việc sử dụng và thanh toán

các khoản vốn vay hay không? 

4 Có quy định về trình tự thủ tục trong việc đàm phán và kí kết các hợp đồng tín dụng, nhận tiền và theo dõi thanh toán tiền lãi và gốc.

5 Có thực hiện đối chiếu số dư chi tiết vay và nợ dài hạn với sổ tổng hợp ít nhất là hàng

tháng hay không? 

Người kiểm tra : ... Trưởng phòng :... Ban giám đốc :... Kết luận: môi trường kiểm soát nội bộ tương đối đầy đủ và khá là chặt chẽ.

* Môi trường kiểm soát: kiểm toán viên tìm hiểu môi trường kiểm soát nội bộ thông qua các bước:

soát của ban Tổng Giám đốc và ban Giám đốc, về chức năng của kiểm toán nội bộ: Trong hai Công ty nêu trên, chỉ có Công ty CP ABC là có ban kiểm toán nội bộ.

- Kiểm toán viên phỏng vấn ban Tổng Giám đốc, ban Giám đốc về chính sách nhân viên, phỏng vấn và quan sát thái độ của nhân viên đối với công việc.

- Kiểm toán viên xem xét cơ cấu tổ chức của các Công ty đã nêu trên.

Nhìn chung, ở cả 2 Công ty kiểm toán viên đều cho rằng môi trường kiểm soát nội bộ có khả năng ngăn chặn được các sai sót, gian lận xảy ra.

c, Tìm hiều hệ thống kế toán

Các chính sách kế toán chủ yếu của Công ty CP ABC:

- Các công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ áp dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.

* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán theo nguyên tắc:

- Doanh thu, chi phí phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hạch toán. Cuối tháng điều chỉnh theo tổng số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ với tỷ giá hạch toán.

- Các khoản tiền và công nợ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá hạch toán.

- Các khoản chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá hạch toán với tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ được phản ánh trên Tài khoản 413- Chênh lệch tỷ giá.

- Số dư tại thời điểm 31/12/2018 của các tài khoản tiền và công nợ có gốc bằng ngoại tệ đang được phản ánh theo tỷ giá hạch toán.

- Tỷ giá hạch toán áp dụng trong năm 2018 đối với đô la mỹ (USD) là 21.000 đồng/USD.

☛ Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ trên máy vi tính.

Đối với Công ty D, chính sách kế toán cơ bản giống Công ty CP ABC (Theo công văn chấp thuận chế độ kế toán theo thông tư 200/2016/TT-BTC) chỉ có một điểm khác biệt là Công ty D thực hiện hình thức Nhật ký chung trên máy tính.

Qua tìm hiểu sơ bộ, nhóm kiểm toán viên thấy cả hai Công ty này có hệ thống sổ sách, chứng từ rõ ràng, đầy đủ, bộ máy kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, do đó kiểm toán viên nhận định khả năng sai sót về kỹ thuật trong quá trình hạch toán kế toán có thể sẽ ít xảy ra.

Kết thúc quá trình tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, nhóm kiểm toán viên cùng tham gia bàn bạc đưa ra các ý kiến nhận xét, trong đó thống nhất cho rằng cả ở 2 Công ty này, hệ thống kiểm soát nội bộ là có thể tin cậy được. Từ đó kiểm toán viên trưởng quyết định lập kế hoạch sơ bộ cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch sơ bộ bao gồm: phương pháp tiếp cận kiểm toán, phân công nhiệm vụ kiểm toán cho từng phần hành, thời gian kiểm toán đối với từng phần hành.

Sau khi kế hoạch sơ bộ được lập, kiểm toán viên thực hiện kiểm toán chu trình huy động và hoàn trả vốn, tiến hành thu thập thêm các thông tin chi tiết về khách hàng, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến các nghiệp vụ, các tài khoản thuộc chu trình huy động và hoàn trả vốn để đánh giá rủi ro cố hữu và rủi ro kiểm soát cho từng bộ phận của chu trình. Sau đó kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục, từng bộ phận.

d, Đánh giá mức độ rủi ro và mức độ trọng yếu

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, để hỗ trợ cho các KTV của mình trong việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC đã xây dựng Bảng quy định về mức trọng yếu như sau: Bảng 3.4: Quy định mức trọng yếu ( Phụ lục 3.3) và bảng xác định mức trong yếu Cty CP ABC: bảng 3.5 (phụ lục 3.4)

Qua bảng tính trên, KTV đã xác định được mức ước lượng trọng yếu của công ty CP ABC là 1,350,451 nghìn đồng, vì vậy mức điều chỉnh của công ty nhỏ hơn hoặc bằng 1,350,451 nghìn đồng thì BCTC được coi là trung thực, hợp lý, còn

nếu các sai sót lớn hơn 1,350,451 nghìn đồng thì BCTC không được coi là trung thực, hợp lý.

Tiếp theo, KTV phân bổ mức ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho từng khoản mục theo tỷ lệ hợp lý. Từ việc đánh giá đặc điểm của công ty CP ABC, KTV đã phân bổ mức ước lượng về mức độ trọng yếu do KTV công ty Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện đối với Công ty CP ABC:

Bảng 3.6: Phân bổ mức trọng yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VỐN DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN (Trang 76 - 81)