Khoản mục Hệ số phân bổ Sai số có thể chấp nhận được
Tiền mặt 1 62,500 Phải thu 2 142,600 Hàng tồn kho 3 234,654 TSCĐ 1 210,783 Nợ ngắn hạn 2 200,769 Nợ dài hạn 2 250,365 Nguồn vốn 1 248,780
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 1,350,451
(Nguồn: Phòng kiểm toán BCTC Công ty kiểm toán và kế toán AAC)
Như vậy mức trọng yếu của nguồn vốn là 248,780 nghìn đồng. Nếu khi kiểm toán bốn khoản mục này tại công ty ABC, KTV phát hiện được sai sót điều chỉnh tất cả lớn hơn mức trọng yếu đã được phân bổ thì chu kỳ hay các khoản mục trên sẽ không được đánh giá là trung thực hợp lý và yêu cầu công ty phải điều chỉnh. Nặng hơn, KTV có thể đưa ra ý kiến loại trừ cho khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu.
* Đánh giá mức độ rủi ro: - Rủi ro kiểm toán:
DAR = IR × CR × DR Trong đó : DAR : Rủi ro kiểm toán
IR : Rủi ro tiềm tàng CR : Rủi ro kiểm soát DR : Rủi ro phát hiện
RRKT có mối quan hệ rất mật thiết với RRTT và RRKS. Do đó để đánh giá RRKT của chu kỳ mua vào và thanh toán, KTV cần đánh giá RRTT và RRKS.
Các hiểu biết về hoạt động kinh doanh của công ty CP ABC sẽ hỗ trợ cho việc phân tích RRTT. Công ty CP ABC là khách hàng lâu năm của AAC với bộ
máy tổ chức quản lý khá chặt chẽ do vậy RRTT đối với các sai sót trọng yếu nói chung ở mức thấp. Tuy nhiên RRTT đối với vật tư, hàng hóa mua vào và thanh toán được coi là cao bởi vì trong năm có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn.
RRKS tại công ty CP ABC được đánh giá là thấp do công ty đã thiết kế nhiều thủ tục kiểm soát hữu hiệu và do môi trường kiểm soát ở công ty có thể giúp phát hiện ra sai sót trọng yếu.
Như vậy, RRTT được đánh giá thấp nhưng RRKS ở mức vừa. KTV cần thực hiện các thủ tục cần thiết đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức thấp.
3.2.2. Thực hiện kiểm toán chu trình huy động và hoàn trả vốn
Kế hoạch chi tiết cho khoản mục vốn vay
Bảng 3.7: Thủ tục kiểm toán vốn vay trích giấy tờ làm việc