Khái niệm bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về BHXH tùy theo góc nhìn của các nhà nghiên cứu.

Theo giáo sư Henri Kliler thuộc trường Đại học tổng hợp tự do Bruxelles của Bỉ “BHXH là toàn bộ các luật và quy định nhằm đảm bảo cho người lao động hưởng lương (và người lao động tự do với một số hạn chế) cũng như gia đình họ (những người có quyền theo quy định) được hưởng trợ cấp khi họ ở trong hoàn cảnh hoặc mất toàn bộ hay một phần thu nhập từ lao động hoặc phát sinh những chi phí cần được hỗ trợ (như việc học hành của con cái và chăm sóc y tế)”.

Ở lĩnh vực tài chính, BHXH được hiểu “là quá trình thành lập và sử dụng quỹ tiền tệ dự trữ của cộng đồng những người lao động, có sự bảo trợ của Nhà nước nhằm san sẻ rủi ro, đảm bảo thu nhập cho họ và gia đình trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật”.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, BHXH được định nghĩa “là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất; dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội”.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (Quốc Hội, 2014) “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,

thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng về bản chất, BHXH là một chính sách xã hội được luật hóa, mang bản chất xã hội và tính nhân văn; đối tượng tham gia là người lao động và người sử dụng lao động, đối tượng hưởng là chính người lao động và gia đình của họ; mục đích là đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần khi họ gặp bất trắc đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. (Giáo trình BHXH – KTQD,2008)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TẬP ĐOÀN GIỐNG CÂY TRỒNG VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w