Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, Bảo hiểm xã hội đang ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng của mình trên cả ba phương diện lớn: thực hiện công bằng xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ nhất, quỹ Bảo hiểm xã hội là sự hình thành từ việc đóng góp của người lao động, thông qua hoạt động và những chính sách trợ cấp lương hưu, ốm đau, thai sản, tại nạn lao động... quỹ bảo hiểm xã hội tham gia vào việc phân phối lại thu nhập giữa những người lao động với nhau, giữa những ngành nghề sản xuất khác nhau , giữa những người thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa các giới, giữa những người may mắn và kém may mắn. Như vậy, bảo hiểm xã hội đã góp phần rất lớn thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong đời sống .
Thứ hai, các chi phí BHXH thường phát sinh ngẫu nhiên, không đồng đều, dàn trải theo thời gian, đặc biệt là những chi phí trợ cấp ốm đau, tai nạn nghề nghiệp hay trợ cấp dài hạn, nên quỹ BHXH luôn luôn có một lượng “ tương đối nhàn rỗi” chưa được sử dụng đến. Do đòi hỏi khả năng an toàn, dễ dàng thuận tiện trong việc thu hồi vốn nên hướng đầu tư của BHXH thường là cho Chính phủ vay để trợ cấp cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hoặc trực tiếp đầu tư vào các công trình xây nhà ở cho người lao động, xây dựng đường xá, trường học.. Bên cạnh đó, quỹ BHXH còn góp phần tạo ra những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, việc làm mới cho người lao động, từ đó giải quyết vấn nạn thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Quỹ BHXH đang từng bước đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế. Thật vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tăng trưởng kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính do đó khoản đầu tư tiền nhàn rỗi từ Quỹ bảo hiểm xã hội là
một nguồn tiền rất quan trọng.
Điều cuối cùng, Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng đảm bảo an sinh xã hội. Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng: “An sinh xã hội là những biện pháp công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh về thu nhập”. Trong cuộc sống, rủi ro là những điều tất yếu và khó tránh khỏi, bảo hiểm vận hành giống như một cơ chế chuyển giao rủi ro. Khi người lao động gặp phải những rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hay tai nạn giao thông làm mất khả năng lao động tạm thời, là gánh nặng cho gia đình, Bảo hiểm xã hội BHXH sẽ góp phần trợ giúp cho họ bằng cách tạo ra những thu nhập thay thế, những điều kiện lao động thuận lợi…giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, mang lại sự an tâm, tin tưởng vào tương lai. Thêm vào đó, BHXH hỗ trợ các công cụ phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất có thể thông qua việc tài trợ việc lắp đặt gương phản chiếu giao thông; xây dựng đường lánh nạn tại những tuyến đường nguy hiểm, thường xảy ra tai nạn, tài trợ phát triển y tế cộng đồng… Như vậy, BHXH là một trong những chính sách xã hội thiết yếu của mỗi quốc gia nhằm ổn định đời sống kinh tế- an sinh xã hội và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị.
BHXH đối với người Lao động
Có thể nói BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho người Lao động và gia đình họ khi mà họ gặp những rủi ro bất ngờ như: tai nạn Lao động, ốm đau, thai sản…làm giảm hoặc mất sức Lao động gây ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ. Bởi lẽ, khi NLĐ gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập BHXH sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Do vậy, mặc dù có những tổn thất
về thu nhập nhưng với sự bù đắp của BHXH đã phần nào giúp NLĐ có được những khoản tiền nhất định để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình họ. Chính do có sự thay thế và bù đắp thu nhập này, BHXH làm cho NLĐ ngày càng yêu nghề hơn, gắn bó với công việc, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình bè bạn và cộng đồng hơn; là sợi dây ràng buộc, kích thích họ hăng hái tham gia sản xuất hơn, gắn kết NSDLĐ với NLĐ lại gần nhau hơn, từ đó nâng cao được năng suất Lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH.
Ngoài ra BHXH còn bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho NLĐ góp phần tái sản xuất sức Lao động cho NLĐ nhanh chóng trở lại làm việc tạo ra sản phẩm mới cho doanh nghiệp nói riêng và cho xã hội nói chung, đồng thời góp phần đảm bảo thu nhập của bản thân họ.
BHXH đối với người sử dụng Lao động
Thực tế trong Lao động, sản xuất NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nhất định về tiền lương, tiền công, thời hạn Lao động… Và khi rủi ro sự cố xảy ra, nếu không có sự giúp đỡ của BHXH thì dễ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. Vì vậy BHXH góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn định cho người Lao động, tạo sự ổn định cho người sử dụng Lao động trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất Lao động của doanh nghiệp lên.
Hơn nữa, NSDLĐ muốn ổn định và phát triển sản xuất thì ngoài việc đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ… còn phải chăm lo đến đời sống cho người Lao động mà mình thuê mướn, sử dụng. Bởi NSDLĐ khi đã tính đến việc thuê mướn Lao động cũng có nghĩa là lúc đó họ rất cần có NLĐ làm việc cho mình liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng mong muốn của NSDLĐ đó không phải lúc nào cũng thực hiện được, bởi trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống NLĐ có thể gặp rủi ro vào bất kì lúc nào.
Và lúc đó, NSDLĐ sẽ không có người làm thuê cho mình dẫn đến gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh làm giảm năng xuất Lao động rồi dẫn đến giảm thu nhập cho NSDLĐ. Nhưng khi có sự trợ giúp của BHXH, NLĐ không may gặp rủi ro đó phần nào được khắc phục về mặt tài chính, từ đó NLĐ có điều kiện phục hồi nhanh những thiệt hại xảy ra. Làm cho người Lao động nhanh chóng trở lại làm việc giúp NSDLĐ, yên tâm, tích cực Lao động sản xuất làm tăng năng xuất Lao động, góp phần tăng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
BHXH đối với xã hội
- BHXH là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho Ngân sách Nhà nước giảm chi đến mức tối thiểu nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ được phát triển an toàn hơn. Khi NLĐ hoặc NSDLĐ gặp tai nạn rủi ro sẽ làm quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, năng suất Lao động giảm xuống (cung hàng hoá nhỏ hơn cầu) làm tăng giá cả thị trường và rất có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, khi đó buộc Chính phủ phải can thiệp điều tiết giá cả để ổn định đời sống của người dân.
- BHXH góp phần giữ vững an ninh, chính trị trong nước ổn định trật tự an toàn cho xã hội: BHXH điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ đồng thời tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, ổn định cho người Lao động. Bởi khi mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ chưa được giải quyết sẽ có thể dẫn đến những cuộc đình công, thậm chí là gây ra những cuộc bãi công lan rộng trên cả nước của những người công nhân (NLĐ) đến lúc đó sản phẩm Lao động xã hội không được sản xuất ra, mà nhu cầu tiêu dùng của xã hội vẫn cứ tiếp tục tăng lên khi đó buộc Chính phủ phải nhập khẩu hàng hoá. Như vậy, Chính phủ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: giữ vững trật tự an toàn xã hội, đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người dân…
- BHXH có vai trò quan trong trọng việc tăng thu, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước:
+ BHXH làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước: BHXH đã làm giảm bớt mâu thuẫ giữa giới chủ và giới thợ đồng thời gắn kết giữa NSDLĐ và NLĐ, góp phần kích thích NLĐ hăng hái Lao động sản xuất, nâng cao năng xuất Lao động cá nhân nói riên đồng thời góp phần làm tăng năng xuất Lao động xã hội nói chung từ đó sản phẩm xã hội tạo ra ngày một tăng lên có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy, ngân sách Nhà nước tăng lên do có một khoản thu được thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp sản xuất nói trên.
+ Khi người Lao động tham gia BHXH mà không may gặp rủi ro bất ngờ hoặc khi thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra… làm giảm hoặc mất khả năng Lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập thì sẽ được bù đắp một phần thu nhập từ quỹ BHXH. Lúc này, nếu không có sự bù đắp của BHXH thì buộc Nhà nước cũng phải đứng ra để cứu trợ hoặc giúp đỡ cho NLĐ để NLĐ và gia đình họ vượt qua được khó khăn đó. Từ đó góp phần làm giảm chi cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời giảm bớt được các tệ nạn xã hội phát sinh, giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Ngoài ra BHXH giúp cho Nhà nước thực hiện được các công trình xây dựng trọng điểm của quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia bởi BHXH tập trung được nguồn quỹ lớn. Nguồn quỹ này thường dùng để chi trả cho các sự kiện BHXH xảy ra về sau. Chính vì vậy mà quỹ nhàn rỗi này có một thời gian nhàn rỗi nhất định đặc biệt là quỹ dành cho chế độ dài hạn. Trong khoảng thời gian nhàn rỗi ấy quỹ BHXH tạo thành một nguồn vốn lớn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.