II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH,
1.3.3. Định hướng phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
UBND tỉnh Long An đã phê duyệt Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2016 về việc ban hành Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nhằm mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập người nông dân. Vùng NNUDCNC huyện Cần Giuộc có chức năng tổng quát là hỗ trợ UDCNC trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Quy mô diện tích tự nhiên vùng NNUDCNC trên địa bàn 3 xã Phước Lâm, Trường Bình và Thuận Thành với tổng diện tích 244,40 ha, chia theo các xã sau:
- Xã Phước Lâm: 186,39 ha (chiếm 18,37% DTTN xã Phước Lâm); - Xã Trường Bình: 28,11 ha (chiếm 2,75% DTTN xã Trường Bình); - Xã Thuận Thành: 29,90 ha (chiếm 3,02% DTTN xã Thuận Thành);
Quy hoạch các mô hình sản xuất trong vùng NNUDCNC, gồm: - Mô hình sản xuất rau, hoa, cây dược liệu trong nhà màng, nhà lưới. - Mô hình sản xuất rau, hoa, cây dược liệu ngoài trời.
- Mô hình sản xuất bằng thuỷ canh, khí canh, mô hình sản xuất hữu cơ. - Mô hình sản xuất giống rau, hoa, cây cảnh, dược liệu bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, cơ giới hoá các khâu làm giống.
- Mô hình tưới tiết kiệm nước.
- Mô hình kỹ thuật xử lý nông sản sau thu hoạch.
Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất, chế biến, tiêu thụ các nông sản UDCNC theo chuỗi giá trị, vùng NNUDCNC của huyện còn nhằm vào các dịch vụ:
+ Khảo nghiệm, trình diễn, chuyển giao các giống rau, hoa, cây dược liệu, nấm. + UDCNC sản xuất thương mại hoá các giống đã khảo nghiệm trình diễn. + Sử dụng, giới thiệu, cung ứng các sản phẩm chế phẩm sinh học trong bảo vệ, điều hòa sinh trưởng cây trồng, trong vùng NNUDCNC và nhân rộng.
32
+ Dịch vụ chế biến, bảo quản nông sản: Phát triển nhà xưởng chế biến nông sản gồm các sản phẩm trong vùng NNUDCNC và sản phẩm khu vực lân cận.
+ Dịch vụ tập huấn, đào tạo ngắn hạn nhân lực cho NNUDCNC. + Dịch vụ tư vấn về sản xuất NNUDCNC, khởi nghiệp.
Đối tượng sản xuất, chế biến cho vùng NNUDCNC huyện Cần Giuộc gồm rau, hoa, cây dược liệu, nấm, do vậy toàn bộ diện tích đất hiện đang canh tác trong dự án sẽ được chuyển đổi sang sản xuất các đối tượng này trên cơ sở UDCNC. Việc chuyển đổi này phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp của tỉnh Long An đã quy hoạch là vùng chuyên canh rau.
Đáp ứng tiêu chí về hạ tầng, quy mô sản xuất các đối tượng và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị do vậy bố trí vùng NNUDCNC huyện Cần Giuộc thành 3 tiểu vùng để lựa chọn các giải pháp đầu tư phù hợp như sau:
- Tiểu vùng số 1: Tiểu vùng ưu tiên tổ chức sản xuất theo hướng liên kết hộ, nhóm hộ với nhau và với doanh nghiệp, do tiểu vùng này dân cư, nhà ở mật độ cao, khả năng doanh nghiệp thuê đất liền vùng, liền khoảnh để đầu tư rất khó khăn. Vị trí nằm 2 bên kênh Mười Ve, lấy hết đến rạch Cầu Hội và đến đường nội đồng ĐS.8. Khu vực này có địa hình trung bình, độ cao 0,5-1,0 m, thuộc xã Phước Lâm (địa bàn 2 ấp Phước Kế, Phước Thuận), khả năng thoát nước tốt, đất phần lớn là đất phù sa loang lổ phù hợp với trồng rau. Người dân hiện có thể trồng rau trên nền đất tự nhiên, hay lên liếp thấp khá thuận lợi.
Tổng diện tích tự nhiên Tiểu vùng số 1 là 163,69 ha: Hiện trạng đất nông nghiệp 133,8 ha, đất phi nông nghiệp 29,67 ha, đất chưa sử dụng 0,23 ha. Để sản xuất NNUDCNC cần thiết phải cải tạo, xây dựng mới 1 số công trình hạ tầng (giao thông, thủy lợi) lấy từ đất nông nghiệp, đến năm 2020 đất nông nghiệp Tiểu vùng số 1 còn 116 ha dự kiến bố trí các đối tượng gồm: Rau nhà màng 15 ha; rau và cây dược liệu nhà lưới 47 ha; hoa lan nhà lưới 11 ha; nấm ăn, nấm dược liệu trong nhà 7 ha; rau và cây dược liệu ngoài trời 35 ha.
- Tiểu vùng số 2 (Tiểu vùng trung tâm): Tiểu vùng ưu tiên tổ chức sản xuất theo hướng liên kết hộ với doanh nghiệp, do tiểu vùng này dân cư, nhà ở mật độ thấp (có 28 căn), khả năng doanh nghiệp thuê đất liền vùng, liền khoảnh để đầu tư rất thuận lợi. Tiểu vùng này là phần diện tích còn lại của xã Phước Lâm cộng toàn bộ diện tích xã Trường Bình và diện tích nhỏ xã Thuận Thành. Địa hình Tiểu vùng số 2 phần lớn đất có địa hình thấp, trũng rất khó sản xuất cây trồng cạn, đất phổ biến là đất phèn tiềm tàng sâu mặn, việc đưa các đối tượng cây trồng cạn vào sản xuất cần phải xây dựng đồng ruộng, lên líp cải tạo, đồng thời có các biện pháp kiểm soát ngập úng khá tốn kém, người dân khó có khả năng tự đầu tư để chuyển đổi, mà cần phải liên kết. Doanh nghiệp sẽ đầu tư hạ tầng, nhà xường chế biến và dịch vụ.
Tổng diện tích tự nhiên Tiểu vùng số 2 là 53,06 ha: Hiện trạng đất nông nghiệp 46,55 ha, đất phi nông nghiệp 6,46 ha, đất chưa sử dụng 0,05 ha. Đến năm 2020, trừ đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đất nông nghiệp Tiểu vùng số 2 còn lại 39,86 ha, dự kiến bố trí các đối tượng gồm: Rau nhà màng 28,86 ha; hoa lan nhà lưới 5,40 ha; nấm ăn, nấm dược liệu trong nhà 4,0 ha.
- Tiểu vùng số 3: Là phần diện tích nằm phía nam sông Mồng Gà của xã Thuận Thành. Địa hình Tiểu vùng số 3 phần lớn đất cũng có địa hình thấp, trũng rất khó sản xuất cây trồng cạn, do vậy việc đưa các đối tượng cây trồng cạn vào sản xuất cần phải lên líp cải tạo tốn kém cũng cần liên kết với Doanh nghiệp mới cải tạo nhanh được hạ tầng. Tiểu vùng số 3 thuận lợi gần nguồn nước tưới, song mật độ nhà ở khá cao, hiện trạng có 53 căn.
Tổng diện tích tự nhiên Tiểu vùng số 3 là 27,65 ha: Hiện trạng đất nông nghiệp 20,93 ha, đất phi nông nghiệp 6,60 ha, đất chưa sử dụng 0,12 ha. Đến năm 2020, trừ đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đất nông nghiệp Tiểu vùng số 3 còn lại 19,34 ha, dự kiến bố trí các đối tượng gồm: Rau nhà màng 5,75 ha; rau và cây dược liệu nhà lưới 7,89 ha; hoa lan nhà lưới 3,0 ha; nấm ăn, nấm dược liệu trong nhà 2,7 ha.