THỊ TRƯỜNG CAO SU

Một phần của tài liệu 483small (Trang 31)

Sản lượng cao su thiên nhiên tháng 3 của Ấn Độ tăng vọt 67% so với cùng kỳ năm ngối, lên 55.000 tấn. Kết quả là, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này trong năm tài chính 2016 – 2017 (kết thúc vào ngày 31/3) tăng 23% so với năm ngối lên 690.000 tấn. Con số này đã vượt kỳ vọng ban đầu là 654.000 tấn.

Xuất khẩu mặt hàng này của Ấn Độ theo đĩ cũng tăng mạnh lên 20.010 tấn trong năm ngối. Các quan chức ngành cao su Ấn Độ cho biết, sản lượng cao su thiên nhiên tăng chủ yếu nhờ người dân, lợi dụng thời điểm giá cao, tăng cường đi lấy mủ.

Theo Tổng cục Cao su Ấn Độ, mưa rải rác từng cơn tại các khu vực sản xuất chính và giá tăng là các điều kiện tốt cho sản xuất cao su nội địa tại Ấn Độ. Sản xuất cao su tự nhiên trong tháng 2/2017 tăng 54% so với cùng kỳ năm 2016, tức 57.000 tấn so với 37.000 tấn. Tuy nhiên, tiêu dùng cao su tự nhiên tại nước này trong tháng 2 vừa qua lại giảm xuống cịn 83.000 tấn, so với mức 84.320 tấn cùng kỳ năm ngối.

Kết thúc quý I/2017, cả nước đã thu về 510,6 triệu USD với lượng xuất 250 nghìn tấn cao su nhưng ngược lại cũng phải nhập trên 118 nghìn tấn, trị giá trên 267 triệu USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 98,3% về trị giá so với quý I/2016.

Theo Bộ NN&PTNT, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 4 đạt 51.000 tấn với giá trị đạt 100 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 4 tháng đầu năm ước đạt 301.000 tấn và 611 triệu USD, giảm 5,4% về khối lượng nhưng tăng 66% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm đạt 2.043 USD/tấn, tăng 78,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 64,7%, 4,5% và 3,9%. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này tăng lần lượt là: gấp 2,3 lần, gấp 2,6 lần và 2% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong khi đĩ, Việt Nam nhập khẩu cao su từ 16 quốc gia trên thế giới, trong đĩ chủ yếu từ Hàn Quốc, chiếm 18,6% tổng lượng cao su nhập khẩu, đạt 22 nghìn tấn, trị giá 58,5 triệu USD, tăng 20,49% về lượng và 121,31% về trị giá so với cùng kỳ.

Thị trường lớn đứng thứ 2 sau Hàn Quốc là Campuchia, đạt 16,2 nghìn tấn, trị giá 33,6 triệu USD,

Một phần của tài liệu 483small (Trang 31)