Hệ thống rừng đặc dụng với 3 hạng: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu văn hoá, lịch sử môi trường với qui chế quản lý cũ của nó đã thể hiện một số bất hợp lý trong tình

Một phần của tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 81 - 85)

III. Bảo tồn đa dạng sinh họ cở Việt Nam

Hệ thống rừng đặc dụng với 3 hạng: Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu văn hoá, lịch sử môi trường với qui chế quản lý cũ của nó đã thể hiện một số bất hợp lý trong tình

hoá, lịch sử môi trường với qui chế quản lý cũ của nó đã thể hiện một số bất hợp lý trong tình hình hiện nay. Đặc biệt là chưa kết hợp được phương châm “Bảo tồn kết hợp với phát triển”. Các tồn tại của hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam là:

• Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam so với lãnh thổ còn thấp so với đề nghị của IUCN, với diện tích đó chưa thể đại diện được đầy đủ các hệ sinh thái rừng nhiệt đới và các yêu cầu của hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

• Việc xếp hạng, phân hạng rừng vẫn chưa thích hợp, chưa tiếp cận với phân hạng quốc tế.

• Trong các khu bảo tồn thiên nhiên hiện nay, có nhiều khu có diện tích quá nhỏ, chưa đủ đại diện cho các hệ sinh thái, cũng như sinh cảnh tối thiểu cho một số loài động vật, đặc biệt là các loài quí hiếm.

• Một số khu bảo tồn và vườn Quốc gia ranh giới chưa hợp lý về mặt bảo tồn đa dạng sinh học.

• Ở đa số các khu bảo tồn, công tác điều tra cơ bản chưa tiến hành một cách đầy đủ, chưa có luận chứng đầu tư, chưa được cấp giấy quyền sử dụng đất và xác định ranh giới ngoài cụ thể thực địa một cách đầy đủ.

• Hệ thống điều hành quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên chưa nhất quán từ địa phương đến trung ương. Việc phân cấp quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên giữa địa phương và trung ương chưa được phân định cụ thể, chính phủ chậm ban hành quy chế rừng đặc dụng vì vậy làm cho công tác bảo vệ các khu rừng đặc dụng thiếu cơ sở vững chắc gây nên những tranh chấp không có lợi cho bảo tồn.

• Tổ chức bộ máy, biên chế của các ban quản lý ở các khu bảo tồn thiên nhiên chưa hợp lý nên hiệu quả công tác bảo tồn chưa cao.

Hệ thống phân hạng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và phân cấp quản lý các khu rừng đặc dụng. Vì vậy, trong qui hoạch hệ thống rừng đặc dụng đã áp dụng hệ thống phân hạng mới về quản lý các khu Bảo tồn của IUCN, 1994 và đề xuất hệ thống phân hạng mới của Việt Nam với 4 hạng mục như sau:

Hạng 1: Vườn Quốc gia (National Park): diện tích trên đất liền hoặc trên biển, chưa bị tác động hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động của con người, có các loài động thực vật quí hiếm và đặc hữu có các cảnh quan đẹp có tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế.

Mục tiêu bảo vệ của Vườn Quốc gia là:

• Bảo vệ các hệ sinh thái và các loài động, thực vật quí hiếm có tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế.

• Nghiên cứu khoa học • Phát triển du lịch sinh thái

Hạng 2: Khu dự trữ thiên nhiên (Natural Reserve): là các khu có diện tích tương đối rộng, có các hệ sinh thái tiêu biểu hoặc các loài động, thực vật có giá trị bảo tồn cao còn tương đối nguyên vẹn. Mục tiêu bảo vệ:

• Bảo vệ duy trì các hệ sinh thái và các loài động, thực vật trong điều kiện tự nhiên • Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quản lý môi trường và giáo dục

• Du lịch sinh thái ở đây bị hạn chế

Hạng 3: Khu bảo tồn các loài sinh cảnh (Species/Habitat management protected area): là một khu vực có diện tích rộng hay hẹp, được hình thành nhằm:

• Bảo vệ một hay nhiều quần thể động, thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt và nơi sống của chúng nhằm duy trì và phát triển các loài này về lâu dài

• Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con người có thể tiến hành một số hoạt động cho phép nếu nó không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo vệ.

Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape or Seascape): là các khu vực có diện tích trung bình hay hẹp, được thành lập nhằm:

• Bảo vệ các cảnh quan độc đáo của thiên nhiên hoặc các công trình văn hóa có giá trị quốc gia.

• Bảo vệ các rừng cây đẹp, các hang động, thác nước, đảo san hô, miệng núi lửa,... So với bảng phân hạng các khu rừng đặc dụng của Việt Nam trước đây, hệ thống phân loại mới có thêm một hạng. Đó là khu bảo tồn loài hay sinh cảnh. Các khu bảo tồn này sẽ có qui chế hoạt động rộng rãi hơn so với quy chế quản lý trước đây, nên chắc sẽ được chính quyền và nhân dân địa phương ủng hộ hơn.

Hạng 4 của hệ thống rừng đặc dụng trong hệ thống phân hạng mới đã loại bớt đối tượng là các khu văn hoá, lịch sử đơn thuần. Mục tiêu bảo vệ của thứ hạng này là bảo vệ cảnh quan môi trường.

Hiện nay danh sách các khu bảo tồn ở Việt Nam đã lên đến 126 khu, trong đó có 28 Vườn Quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài sinh cảnh và 39 khu bảo vệ cảnh quan được phân bố đều trong cả nước với tổng diện tích khoảng 2,54 triệu ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ.

Bảng 6.2. Các Vườn Quốc gia Việt Nam

Stt Tên Vườn Diện tích (ha) Năm thành lập Địa điểm

1. Ba bể 7.610 11/1992 Ba Bể-Bắc Cạn

2. Ba Vì 7.377 01/1991 Ba Vì-Hà Tây

3. Bạch Mã 22.031 07/1991 Thừa Thiên Huế

4. Bái Tử Long 15.783 06/2001 Vân Đồn-Quảng Ninh

5. Bến En 38.153 01/1992 Thanh Hoá

6. Bù Gia Mập 26.032 11/2002 Bình Phước

7. Cát Bà 15.200 03/1986 Cát Bà-Hải Phòng

8. Cát Tiên 73.878 01/1992 Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình

Phước

9. Côn Đảo 19.998 03/1984 Bà Rịa-Vũng Tàu

10. Cúc Phương 22.000 01/1960 Ninh Bình, Hoà Bình,

11. Chư Mom Ray 56.621 07/2002 Kom Tum

12. Chư Yang Sin 58.947 07/2002 Đắk Lắk

13. Hoàng Liên Sơn 29.845 07/2002 Sapa- Lào Cai

14. Kon Ka Kinh 41.780 11/2002 Gia Lai

15. Lò Giò-Xa Mát 18.756 07/2002 Tân Biên-Tây Ninh

16. Mũi Cà Mau 41.862 2003 Cà Mau

17. Núi Chúa 29.865 2003 Ninh Thuận

18. Pù Mát 91.113 11/2001 Nghệ An

19. Phong Nha-Kẻ Bàng 85.754 12/2001 Bố Trạch-Quảng Bình

20. Phú Quốc 31.422 06/2001 Phú Quốc-Kiên Giang

21. Tam Đảo 36.883 05/1996 Vĩnh Phúc - Tuyên Quang-

Thái Nguyên

22. Tràm Chim 7.588 12/1998 Tam Nông-Đồng Tháp

23. U Minh Thượng 8.053 01/2002 Kiên Giang

24. Vũ Quang 55.028 07/2002 Hà Tĩnh

25. Xuân Sơn 15.054 04/2002 Phú Thọ

26. Xuân Thuỷ 7.100 01/2003 Nam Định

27. Yok Đôn 58.200 06/1992 Đaklak

28. Bi-Doup – Núi Bà 64.800 /05/2005 Lâm Đồng

Nguồn: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004.

TT Loại Số lượng Diện tích (ha)

I Vườn Quốc gia 28 957.330

II Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.283.209

III Khu bảo tồn loài/sinh cảnh 11 85.849

IV Khu bảo vệ cảnh quan 39 215.287

Tổng 126 2.541.675

Một phần của tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w