0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Những nỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 68 -72 )

bảo tồn và phát triển bền vững

1. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu

Bảo vệ môi trường là sứ mệnh của mỗi quốc gia và cũng là của toàn thế giới. Mặc dùnhững nguồn tài nguyên chính và các hệ sinh thái vẫn tiếp tục bị phá hủy, những bước tiến

những nguồn tài nguyên chính và các hệ sinh thái vẫn tiếp tục bị phá hủy, những bước tiến

dài đáng kể đã được thực hiện để tiến tới việc quản lý môi trường tốt trên quy mô toàn cầu.

Một trong những dấu ấn lịch sử của tiến trình này là Hội nghị Thượng đỉnh kéo dài 12 ngày

vào tháng 6 năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brazin. Nó chính thức được biết đến như Hội nghị

Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), tham dự có 178 nước với hơn 100

nguyên thủ quốc gia, cùng với những người đứng đầu tổ chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức

phi chính phủ và bảo tồn khác. Mục đích của hội nghị là thảo luận bàn bạc tìm kiếm giải pháp

cùng nhau phối hợp chặt chẽ để bảo vệ môi trường cùng với việc phát triển hiệu quả nền kinh

tế tại những nước còn nghèo. Hội nghị đã rất thành công trong việc nâng cao nhận thức về

tầm quan trọng của việc khủng hoảng môi trường và đặt nó như là trọng tâm của những mối

quan tâm của thế giới hiện nay. Một nét giá trị của hội nghị là sự liên hệ rõ ràng giữa bảo vệ

môi trường và nhu cầu xoá đói giảm nghèo cho thế giới thứ ba thông qua việc trợ giúp nhiều

hơn về tài chính từ những nước giàu mạnh.

Các thành viên của hội nghị đã bàn bạc đi đến thoả thuận ký kết năm văn bản chính vàkhởi xướng thực hiện nhiều dự án mới. Bên cạnh những kết quả đạt được đặc biệt đó, thành

khởi xướng thực hiện nhiều dự án mới. Bên cạnh những kết quả đạt được đặc biệt đó, thành

công chính của hội nghị là quyết tâm của các thành viên trong việc phối hợp vì các mục đích

phát triển bền vững trong tương lai.

Tuyên bố Rio: Tuyên bố nêu rõ những nguyên tắc chỉ dẫn cho các nước giàu mạnh cũngnhư các nước nghèo về môi trường và phát triển. Quyền lợi của các dân tộc được sử dụng các

như các nước nghèo về môi trường và phát triển. Quyền lợi của các dân tộc được sử dụng các

nguồn tài nguyên của họ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội được thừa nhận đầy đủ khi các

hoạt động đó không làm tổn hại đến môi trường tại đó hay ở bất kỳ một nơi nào khác. Tuyên

bố khẳng định nguyên tắc ''người gây ô nhiễm phải trả tiền", thể theo nguyên tắc này một

công ty nào hay một chính phủ nào gây ra thiệt hại, hay hủy hoại môi trường phải có trách

nhiệm trả tiền đền bù và sửa chữa thiệt hại.

Công ước về Thay đổi Khí hậu: sự thoả thuận này đòi hỏi các nước công nghiệp phảigiảm thiểu các chất gây ô nhiễm như cacbon ôxit và các khí nhà kính khác do họ gây ra và

giảm thiểu các chất gây ô nhiễm như cacbon ôxit và các khí nhà kính khác do họ gây ra và

phải thường xuyên làm báo cáo về kết quả của tiến trình này. Trong khi các giới hạn ô nhiễm

chưa được xác định, công ước nêu rõ: các khí nhà kính phải được duy trì ổn định ở mức

không làm ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất.

Công ước về Đa dạng Sinh học: công ước đa dạng sinh học (CBD) được ký kết năm1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Rio de Janeiro bởi 150 nước và có hiệu lực kể từ tháng 12

1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Rio de Janeiro bởi 150 nước và có hiệu lực kể từ tháng 12

năm 1992. Đây là cam kết quốc tế đầu tiên giữa các chính phủ trong việc bảo vệ tài nguyên

đa dạng sinh học trên trái đất. Đến tháng 01 năm 2004 đã có 188 nước ký vào công ước,

trong đó Mỹ là một trong số những nước ký sau cùng.

Công ước về Đa dạng Sinh học có ba mục tiêu: bảo vệ đa dạng sinh học; sử dụng bềnvững đa dạng sinh học; phân phối công bằng lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài

vững đa dạng sinh học; phân phối công bằng lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài

hoang dã và các loài thuần dưỡng. Hai mục đích đầu không phức tạp, mục đích thứ ba chấp

nhận rằng các nước đang phát triển phải được nhận sự đền bù hợp lý cho việc sử dụng các

loài được thu thập từ vùng lãnh thổ nước họ. Nước Mỹ đã không phê chuẩn Công ước này vì

lý do lo sợ ngành công nghệ sinh học khổng lồ của họ sẽ bị hạn chế.

Khi ký vào công ước, các nước thành viên đã đồng ý thực hiện nhiều biện pháp khácnhau để bảo tồn đa dạng sinh học. Các biện pháp đó là:

nhau để bảo tồn đa dạng sinh học. Các biện pháp đó là:

1.

Xây dựng kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

2.

Xác định các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen quan trọng để bảo tồn vàsử dụng bền vững đa dạng sinh học

sử dụng bền vững đa dạng sinh học

3.

Quan trắc đa dạng sinh học và các nhân tố có thể tác động đến đa dạng sinh học4.

Thiết lập hệ thống các khu bảo tồn

4.

Thiết lập hệ thống các khu bảo tồn

5.

Quản lý tài nguyên sinh học để đảm bảo cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững6.

Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái

6.

Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái

7.

Thiết lập hệ thống bảo tồn chuyển vị

Tuyên bố về Các nguyên tắc đối với Rừng. Sự nhất trí đạt được về công tác quản lý rừngđã gặp nhiều khó khăn vì những sự khác biệt sâu sắc về quan điểm giữa các nước ôn đới và

đã gặp nhiều khó khăn vì những sự khác biệt sâu sắc về quan điểm giữa các nước ôn đới và

nhiệt đới, các nước giàu và các nước nghèo. Cuối cùng đã đưa ra lời kêu gọi về quản lý rừng

theo hướng bền vững mà không có một khuyến cáo nào kèm theo.

Lịch trình 21. Tài liệu 800 trang này là một cố gắng mới để trình bày một cơ cấu toàndiện về những chính sách cần thiết cho sự phát triển theo chiều hướng bảo vệ môi trường.

diện về những chính sách cần thiết cho sự phát triển theo chiều hướng bảo vệ môi trường.

Lịch trình 21 chỉ ra sự liên kết giữa môi trường và các vấn đề khác vốn vẫn thường được đưa

ra cân nhắc một cách tách biệt như quyền lợi của trẻ em, sự nghèo khó, vấn đề phụ nữ,

chuyển giao công nghệ,... Các kế hoạch hoạt động được vạch ra để giải quyết các vấn đề về

khí quyển, suy thoái đất, hoang mạc hóa, phát triển các vùng núi, nông nghiệp và phát triển

nông thôn, việc phá rừng, đất ngập nước, môi trường, thủy vực, và vấn đề ô nhiễm. Các cơ

chế về tài chính, tổ chức, công nghệ và pháp luật để thực hiện những hoạt động này cũng

được mô tả trong Lịch trình 21 .

2. Tài trợ quốc tế và phát triển bền vững

Càng ngày nhóm các nước phát triển ý thức được rằng nếu họ muốn bảo vệ đa dạng sinhhọc tại các nước đang phát triển giàu có về số loài nhưng lại rất nghèo về khả năng tài chính thì

học tại các nước đang phát triển giàu có về số loài nhưng lại rất nghèo về khả năng tài chính thì

họ cần phải cung cấp tài chính. Các cơ quan của nước Mỹ là một trong những nguồn tài trợ tài

chính lớn nhất. Những sự giúp đỡ của các tổ chức này rất đáng kể. Trong năm 1991, có tất cả

1.410 dự án tại 102 các nước đang phát triển được nhận trợ giúp của các tổ chức, cơ quan của

Mỹ, tổng số tiền đầu tư lên đến 105 triệu đô la.

Mặc dù quỹ sử dụng cho bảo tồn ở những nước đang phát triển được tăng một cáchđáng kể nhưng số tiền chi trả vẫn chưa đủ để bảo vệ những căn nhà lớn của sự đa dạng sinh

đáng kể nhưng số tiền chi trả vẫn chưa đủ để bảo vệ những căn nhà lớn của sự đa dạng sinh

học rất cần thiết cho tương lai phát triển lâu dài của xã hội loài người. So sánh với hàng tỷ đô

la được cung cấp cho những dự án lớn của các dự án khoa học của nước Mỹ như Dự án hệ

gen loài người và Chương trình không gian, thì khoản tiền 105 triệu đô la một năm cho bảo

vệ đa dạng sinh học vẫn còn rất kiêm tốn.

Một nguồn quỹ mới cho công tác bảo tồn và các hoạt động về môi trường tại các nướcđang phát triển là Quỹ Môi trường Toàn cầu (Global Environmental Facility), được thành lập

đang phát triển là Quỹ Môi trường Toàn cầu (Global Environmental Facility), được thành lập

năm 1991 do Ngân hàng Thế giới cùng với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)

và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). Hầu hết các quỹ vòng đầu cho chương

trình đã được chấp nhận và các dự án tương ứng, được thông qua vào thời điểm Hội nghị

thượng đỉnh 1992. Một cơ chế ngày càng trở nên quan trọng được dùng để đảm bảo sự hỗ trợ

an toàn dài hạn cho các hoạt động bảo tồn tại các nước đang phát triển là Quỹ Môi trường

Quốc gia (National Environmental Fund). NEF thường được thiết lập với ban quản lý bao

gồm đại diện của chính phủ, các tổ chức bảo tồn và các cơ quan tài trợ. Các NEF được thành

lập tại trên 20 nước với nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ Mỹ và các tổ chức khác như Ngân

hàng Thế giới và Quỹ Bảo tồn Các loài Hoang dã Thế giới.

Một ý tưởng mới là các nước phát triển trả nợ thiên nhiên của mình bằng các hoạt độngbảo tồn đa dạng sinh học. Tất cả các nước đang phát triển nợ các cơ quan tài chính quốc tế

bảo tồn đa dạng sinh học. Tất cả các nước đang phát triển nợ các cơ quan tài chính quốc tế

khoảng 1,3 ngàn tỷ đô la, số này chiếm khoảng 44% tổng thu nhập quốc dân của họ. Trong

cơ cấu trả nợ này, các ngân hàng thương mại là chủ nợ của họ sẽ bán lại những khoản nợ này

với giá cực kỳ ưu đãi trong thị trường thương mại quốc tế vì hy vọng thu được nợ về là rất

mong manh. Các tổ chức bảo tồn quốc tế mua lại những khoản nợ này từ ngân hàng. Sau đó

khoản nợ sẽ được bãi bỏ cho các nước đang phát triển với điều kiện các nước này hàng năm

phải bỏ ra một khoản tiền bằng tiền nội địa của họ để tài trợ cho các hoạt động bảo tồn như

việc cấp đất, quản lý các vườn quốc gia và giáo dục quần chúng.

Trong một cơ chế trao đổi nợ khác là các chính phủ của những nước phát triển là chủnợ trực tiếp của các nước đang phát triển có thể quyết định cắt giảm phần nào các khoản nợ

nợ trực tiếp của các nước đang phát triển có thể quyết định cắt giảm phần nào các khoản nợ

nếu như nước đang phát triển đồng ý sẽ đóng góp vào quỹ môi trường quốc gia hay cho các

hoạt động bảo tồn một khoản tiền nhất định.

3. Các ngân hàng phát triển quốc tế và việc suy thoái hệ sinh thái

Tốc độ phá hủy rừng nhiệt đới, tàn phá các nơi cư trú và mất mát hệ sinh thái thủy vựcđôi khi lại còn được tăng cường bởi những dự án thiếu thận trọng tài trợ bởi những cơ quan

đôi khi lại còn được tăng cường bởi những dự án thiếu thận trọng tài trợ bởi những cơ quan

phát triển quốc tế của những nước tiên tiến hay bởi các ngân hàng phát triển đa phương

(Multilateral Development Bank - MDB). Khoản vay của các Ngân hàng phát triển đa

phương là 25 tỷ đôla/năm cho các dự án phát triển kinh tế ở 151 nước. Trong khi mục đích

của các Ngân hàng phát triển đa phương và các cơ quan trợ giúp đều tập trung để phát triển

kinh tế, các dự án được tài trợ đều khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu ra các thị

trường quốc tế. Trong rất nhiều trường hợp, các dự án phát triển này đã dẫn đến việc tàn phá

hệ sinh thái trên một diện tích rộng

Các ngân hàng phát triển đa phương được kiểm soát bởi các chính phủ của một sốnước phát triển chính như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Các chính sách của MDB được

nước phát triển chính như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Các chính sách của MDB được

các nước thành viên đại diện, các tổ chức bảo tồn xem xét tỷ mỉ. Đặc biệt, như một số dự án

yếu kém của Ngân hàng Thế giới đã bị công luận phản ứng mạnh mẽ, Ngân hàng Thế giới

phản hồi bằng cách phải đưa vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học như một phần của chính sách trợ

giúp của mình và đòi hỏi các dự án mới phải cân nhắc kỹ và có trách nhiệm hơn về vấn đề

môi trường. Mặc dầu vậy vẫn còn phải xem xét liệu các ngân hàng phát triển đa phương sẽ

thực sự thay đổi ý nghĩ và hành động của họ hay tất cả chỉ dừng lại ở những lời lẽ hứa hẹn,

phô trương. Có một thực tế phải công nhận rằng các, ngân hàng phát triển đa phương này

không có quyền gì để thúc ép; một khi là tiền đã được chuyển giao, các nước được nhận tiền

có thể làm theo hoặc bỏ qua thoả thuận về môi trường dù có những phản đối quốc tế hay

trong nước.

Làm sao để các ngân hàng phát triển đa phương hoạt động có trách nhiệm hơn? Trước tiên họ phải ngừng ngay việc cho vay đối với những dự án làm phá hủy môi trường. Việc làm

tiên họ phải ngừng ngay việc cho vay đối với những dự án làm phá hủy môi trường. Việc làm

này đòi hỏi các ngân hàng phải phân tích các dự án phát triển bằng cách sử dụng các mô hình

phân tích chi phí lợi nhuận kinh tế kể cả cho các tác động đến môi trường và hệ sinh thái của

dự án. Phân tích chính xác một dự án phải bao gồm tất cả các chi phí, lợi nhuận, kể cả tác hại

của xói mòn đất, sự mất mát đa dạng sinh học, tác động của ô nhiễm nước đến sức khoẻ của

người dân địa phương, và các thiệt hại về thu nhập do việc các nguồn tài nguyên tái tạo bị

phá hủy. Các chương trình thúc đẩy việc thay đổi trạng thái đất, xoá đói giảm nghèo vùng

nông thôn, thiết lập các khu bảo vệ và thực sự phát triển bền vững phải được khuyến khích.

Các ngân hàng cũng cần phải khuyến khích những cuộc bàn bạc quần chúng rộng rãi trong

nước trước khi dự án được tiến hành. Đôi khi, các ngân hàng phải cho phép tiến hành những

cuộc kiểm tra, những đánh giá độc lập và những bàn luận về đánh giá tác động môi trường

trước khi dự án được phép nhận tài trợ.

Cho vay để phát triển: một số trường hợp cụ thể

Những trường hợp sau đây là những ví dụ về tác động của việc cho vay để phát triểnkinh tế quốc gia Inđônêxia. Từ những năm bảy mươi đến cuối những năm tám mươi, Ngân

kinh tế quốc gia Inđônêxia. Từ những năm bảy mươi đến cuối những năm tám mươi, Ngân

hàng Thế giới đã cho chính phủ Inđônêxia vay 560 triệu đôla để định cư hàng triệu người

Inđônêxia từ những đảo quá đông đúc như Java, Bai, Lombok đến những vùng thưa thớt dân

cư hơn ở ven các hòn đảo còn có những cánh rừng rậm bao phủ như ở tại các đảo Borneô,

Niu Ghine và Sulaoesi. Những người định cư mới này dự định sẽ phải trồng lương thực để

nuôi sống chính họ cũng như trồng những cây khác để bán và thu tiền mặt như cao su, cọ

dầu, cacao. Các cây này có thể xuất khẩu để lấy tiền thanh toán các khoản vay cho Ngân hàng

Thế giới. Chương trình di chuyển dân cư này đã thất bại về mặt môi trường và kinh tế vì đất

Một phần của tài liệu BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 68 -72 )

×