Sinh thái học phục hồi (Restoration Ecology)

Một phần của tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 57 - 62)

Một cơ hội quan trọng cho các nhà sinh thái bảo tồn là được tham gia vào việc khôi phục các hệ sinh thái đã bị hủy hoại hay suy thoái. Việc sửa chữa lại những hệ sinh thái đã bị hủy hoại là một tiềm năng lớn để mở rộng hệ thống các khu bảo tồn hiện có. Sinh thái học phục hồi được định nghĩa là “một quá trình biến đổi có chủ định tại một địa điểm để xây

dựng một hệ sinh thái rõ ràng, có tính lịch sử và tính bản địa. Mục đích của quá trình này là bắt chước về cấu trúc, chức năng, sự đa dạng và biến động của hệ sinh thái đã được định rõ”.

Các hệ sinh thái có thể bị hủy hoại bởi các hiện tượng tự nhiên, song nói chung chúng đều có thể phục hồi sinh khối gốc cũng như cấu trúc quần xã của mình, thậm chí phục hồi được đều có thể phục hồi sinh khối gốc cũng như cấu trúc quần xã của mình, thậm chí phục hồi được cả thành phần loài sau một quá trình diễn thế. Tuy nhiên, một vài hệ sinh thái bị con người hủy hoại nghiêm trọng tới mức khả năng phục hồi là rất nhỏ. Sự phục hồi không thể xảy ra khi mà các tác nhân gây hại vẫn còn tồn tại đối với hệ sinh thái đó. Sự phục hồi cũng sẽ là không tưởng nếu như rất nhiều loài nguyên thủy đã bị tiêu diệt trên một vùng rộng lớn vì lúc đó sẽ không có nguồn để tái lập quần thể. Ngoài ra, sự phục hồi khó có thể xảy ra được khi môi trường tự nhiên đã bị biến đổi tới mức các loài nguyên thủy không thể sống sót được tại địa điểm đó.

Có 4 cách tiếp cận chính nhằm khôi phục các quần xã sinh vật và các hệ sinh thái. Không hành động vì phục hồi là quá tốn kém, vì những nổ lực phục hồi trước đây  Không hành động vì phục hồi là quá tốn kém, vì những nổ lực phục hồi trước đây đều thất bại hoặc kinh nghiệm đã cho thấy hệ sinh thái sẽ tự phục hồi

 Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thủy của khu vực bằng một chương trình tái nhập loài một cách tích cực, đặc biệt là bằng cách trồng và gieo lại các loài cây nguyên thủy.

 Cải tạo lại nhằm phục hồi ít nhất một số chức năng của hệ sinh thái và một số loài cây nguyên thủy, ví dụ thay thế các khu rừng đã bị tàn phá bằng các thảm cây trồng.

 Thay thế một hệ sinh thái đã bị phá hủy bằng một hệ sinh thái khác có năng suất hơn, ví dụ, thay thế một cánh rừng kiệt quệ bằng một đồng cỏ tươi tốt.

Để có tính thiết thực, sinh thái học phục hồi cũng cần phải quan tâm đến tốc độ phục hồi, chi phí và độ tin cậy của kết quả và khả năng tồn tại của quần xã cuối cùng khi không còn hay còn rất ít sự hỗ trợ.

Sinh thái học phục hồi rất có giá trị đối với Sinh thái học bởi vì nó thử nghiệm sự hiểu biết của chúng ta đối với các quần xã sinh vật thông qua việc kiểm chứng kết quả sắp xếp lại cấu trúc thành phần của chúng. Sinh thái học phục hồi sẽ đem lại cơ hội kết nối các quần xã sinh vật lại với nhau theo những cách thức khác nhau, cơ hội quan sát xem chúng hoạt động như thế nào và cơ hội thử nghiệm các ý tưởng ở quy mô lớn mà thông thường khó có thể thực hiện được.

Sinh thái học phục hồi sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo tồn các quần xã sinh học nếu như các vùng đất suy thoái và các quần xã thủy sinh có thể được phục hồi để có lại cấu trúc loài nguyên thủy và được đưa vào hệ thống các khu bảo tồn đã có. Do các khu vực đã bị suy thoái thường là không còn năng suất và ít có giá trị kinh tế nên các chính phủ có thể cũng mong muốn phục hồi lại chúng và nâng cao năng suất cũng như giá trị bảo tồn của chúng. Sinh thái học phục hồi gần như chắc chắn sẽ là một trong những lĩnh vực phát triển chính của sinh học bảo tồn. Tuy nhiên các nhà sinh học bảo tồn trong lĩnh vực này cần thận trọng để đảm bảo rằng các nổ lực phục hồi là chính đáng chứ không phải chỉ là nhằm che đậy cho các hoạt động phi môi trường của các tập đoàn, các công ty công nghiệp.

Tóm tắt nội dung:

Việc thành lập các khu bảo tồn để bảo vệ nơi ở là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn đa dạng sinh học. Theo danh sách của Liên hiệp quốc 2003, có 102.102 khu bảo vệ trên toàn thế giới, với diện tích 18,8 triệu km2 chiếm 12,65% diện tích

bề mặt trái đất. Mặc dù đã có những hiệu quả nhất định, các khu bảo tồn vẫn còn một số bất cập.

Có nhiều tiếp cận để thiết lập các ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên tích đặc biệt, tính nguy cấp và tính hữu dụng. Các nhà sinh học bảo tồn đã xác định 25 điểm nóng đa dạng sinh học dựa vào các loài đặc hữu và % nơi ở còn sót lại. 17 đơn vị đại đa dạng sinh học cũng đã được xác định. Để có thể so sánh các tác động của con người đối với thiên nhiên như thế nào, các khu hoang dã cũng đã được đề xuất. Có thể xem đây là những nơi cuối cùng trên thế giới mà người dân bản địa có thể duy trì lối sống truyền thống của họ.

Đã có các công ước quốc tế nhằm công nhận các giá trị về sinh thái, văn hóa, khoa học và bảo đảm giữa bảo tồn và phát triển bền vững vì quyền lợi của người dân địa phương.

Các nguyên tắc về bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được cân nhắc và xem xét trong việc thiết kế các khu bảo tồn. Nhìn chung các khu bảo tồn càng rộng càng tốt và nên tránh các các chia cắt do các hoạt động của con người. Các khu bảo tồn thường xuyên phải được quản lý để duy trì tính đa dạng sinh học của chúng do các điều kiện nguyên thủy của chúng có thể bị thay đổi bởi các hoạt động của con người.

Đa phần các đất đai nằm ngoài các khu bảo tồn vẫn chưa bị con người sử dụng triệt để và vẫn là nơi sinh sống nguyên thủy của sinh giới, nếu các khu vực nằm xung quanh vườn bị suy thoái thì đa dạng sinh học bên trong vườn cũng sẽ bị suy giảm.

Sinh thái học phục hồi sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo tồn các quần xã sinh học và sẽ là một trong những lĩnh vực phát triển chính của sinh học bảo tồn. Có 4 cách tiếp cận chính nhằm khôi phục các quần xã sinh vật và các hệ sinh thái đã bị suy thoái.

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1. Vai trò của bảo tồn chuyển vị trong công tác bảo tồn. Câu 2. Các hình thức bảo tồn chuyển vị là gì?

Câu 3. Nêu tên 5 cấp độ bảo tồn loài của IUCN.

Câu 4. Các khó khăn khi sử dụng hệ thống 5 cấp của IUCN là gì?. Câu 5. Các cấp độ bảo tồn loài của Mace và Land (1991).

Câu 6. Vì sao cần phải có các thoả thuận quốc tế trong việc bảo tồn loài? Câu 7. Các phân hạng của IUCN và WCPA về các khu bảo vệ.

Câu 8. Tính hiệu quả của các khu bảo tồn. Câu 9. Các tồn tại của các khu bảo tồn.

Câu 10. Các tiêu chí để thiết lập các ưu tiên cho việc bảo tồn loài và quần xã.

Câu 11. Các phương pháp tiếp cận để thiết lập các ưu tiên cho bảo tồn. Câu 12. Mục tiêu của khái niệm điểm nóng đa dạng sinh học là gì?

Câu 13. Để chỉ định cho một điểm nóng, một vùng cần phải có bao nhiêu loài thực vật đặc hữu và bao nhiêu % môi trường sống nguyên thuỷ bị mất đi?

Câu 14. Hai nhân tố để xác định điểm nóng sinh học là gì? Câu 15. Các tiêu chí để xác định điểm nóng nhất là gì ? Câu 16. Các đơn vị đại đa dạng sinh học là gì?

Câu 17. Hãy nêu tên 3 đơn vị đại đa dạng sinh học ở vùng Đông Nam Á. Câu 18. Các khu hoang dã (wilderness areas) là gì?

Câu 19. Kể tên 3 Công ước quốc tế quan trọng về bảo tồn nơi cư trú.

Câu 20. Những câu hỏi then chốt mà các nhà bảo tồn cố gắng giải quyết trong việc thiết kế các khu bảo tồn là gì?

Câu 21. Vì sao cần có một khu bảo tồn có kích thước lớn?

Câu 22. Vì sao cần có nhiều khu bảo tồn có kích thước nhỏ? Câu 23. Sinh thái học cảnh quan là gì?

Câu 24. Kể tên các loại hành lang trong liên kết cảnh quan.

Câu 25. Hãy nêu tên 4 trong số 5 nguyên lý thường được áp dụng khi thiết kế các hành lang cảnh quan. các hành lang cảnh quan.

Câu 26. Để có thể giảm thiểu các tác động vùng biên và những tác động gây chia cắt thì cần thiết kế khu bảo tồn như thế nào?

Câu 27. Các mối đe dọa đối với các vườn Quốc gia là gì?

Câu 28. Các tiếp cận chính để phục hồi các quần xã sinh vật và các hệ sinh thái. Câu 29. Vì sao cần phải bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn?

Câu 30. Vai trò của sinh thái học phục hồi.

Tài liệu đọc thêm:

1. IUCN, UNEP 2003. United Nations List of Protected Areas. IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK and UNEP World Conservation Monitoring Centre, Cambridge, UK 2. Mulongoy, K.J., Chape, S.P. (Eds) 2004. Protected Areas and Biodiversity: An overview of key issues. CBD Secretariat, Montreal, Canada and UNEP-WCMC, Cambridge, UK.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu Tiếng Việt.

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới,2005. Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2005. Đa dạng sinh học. Hà nội.

2. Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999. sở sinh học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội.

3. Viện Năng lượng và Môi trường Pháp Ngữ, 2002. Lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học. Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh.

1. Edge W. Daniel, John P. Loegering, and Renee Davis Born, 1998. Principles of Wildlife Conservation. Oregon State University. Corvalis, Oregon.

2. Elizabeth A. Gordon, Oscar E. Franco and Mary L. Tyrrell, 2005. Protecting Biodiversity: A Guide to Criteria Used by Global Conservation Organizations. Yale School of Forestry & Environmental Studies.

3. Jeffrey A. McNeely et al, 1990. Conserving the World’s Biological Diversity. Gland, Switzeland, and Washington, DC.

4. Kalemani Jo Mulongoy and Stuart Chape, 2005. Protected Areas and Biodiversity. An Overview of Key Issues. UNEP, WCMC.

6. Michael J.B. Green and James Paine, 1997. State of the World's Protected Areas at the end of the Twentieth Century. Australia.

7. Myers, N., Mittermeier, R.A., Mittermeier, C.G., da Fonseca, G.A.B., and Kent, J., 2000 Biodiversity hotspots for Conservation Priorities. Nature 403: 853-858.

8. Peter J. Bryant, 2001. Biodiversity and Conservation. University of California, USA.

9. Richard B. Primack, 1993. Essentials of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts USA.

10. Richard B. Primack, 1995. A Primer of Conservation Biology. Sunderland, Massachusetts USA.

11. Ronald Hofstetter, 2003. Conservation Biology. University of Miami. 12. USAID, 2005. Biodiversity Conservation: A Guide For USAID Staff and Partners.

13. WCMC Biodiversity Series No. 3, 1994. Priorities for Conserving Global Species Richness and Endemism. World Conservation Press.

14. WCMC Biodiversity Series No. 10, 1996. A Global Review of Protected Area Budgets and Staff. World Conservation Press.

Chương 5.

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mục tiêu:

Cung cấp những kiến thức về phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Baogồm các nghiên cứu điển hình về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn gồm các nghiên cứu điển hình về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, các nổ lực quốc tế trong việc bảo tồn và phát triển cũng như vai trò của các nhà sinh học bảo tồn để đạt được các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học thế giới.

Số tiết: 4Nội dung: Nội dung:

Một phần của tài liệu Bảo tồn đa dạng sinh học (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w