Mạch dạng xung

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển thủy lực 1 vương thành long (chủ biên) (Trang 103 - 104)

Bài 7 THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN – THỦY LỰC

7.4. Thiết kế mạch điều khiển điện – thủy lực

7.4.2. Mạch dạng xung

- Truyền tín hiệu với một rơle hoặc bảo vệ, người ta có thể truyền tín hiệu mạch từ đoạn mạch này sang đoạn mạch khác mà khơng cần nối điện giữa chúng. Mục đích là ở mạch điều khiển chỉ cần một điện áp nhỏ một chiều hoặc xoay chiều,

nhờ tác động của rơle có thể điều khiển được nhiều mục đích khác nhau như:

* Khuếch đại: Rơle K1 chỉ cần một cơng suất điện rất nhỏ để đóng ngắt. Tiếp điểm K1 của rơle có thể đóng ngắt một cơng suất lớn gấp nhiều lần.

* Nhân lên: Rơle có rất nhiều tiếp điểm, người ta có thể dùng các tiếp điểm này để đóng ngắt nhiều mạch điện (như hệ thống đèn báo hiệu, bơm nước làm nguội .v.v…). Như vậy, với một tín hiệu có thể điều khiển được rất nhiều mạch.

* Đảo ngược: Với bộ ngắt S1, các thiết bị có thể được đóng. Đèn báo H1 chỉ cần sáng khi động cơ hoặc máy công tác đứng yên và tắt khi đã đóng mạch. Việc đảo tín hiệu này có được nhờ một bộ mở tín hiệu của rơle K1 (tiếp điểm thường mở). Rơle đảm nhiệm cả việc đảo tín hiệu.

* Liên kết: Đối với liên kết AND, các tiếp điểm được đấu nối tiếp. Rơle K1 chỉ hoạt động với điều kiện bộ ngắt định vị S1 và S2 được tác động. Liên hệ này được biểu diễn bằng hàm số mạch, ký hiệu K1 = S1 ^ S2. Đối với liên kết OR các tiếp điểm được đấu song song. Rơle K1 hoạt động với điều kiện chỉ cần một trong hai bộ ngắt định vị S1 và S2 được tác động. Liên hệ này được biểu diễn bằng hàm số mạch, ký hiệu K1 = S1 ^ S2.

Đối với liên kết NOT các tiếp điểm được đấu song song. Rơle K1 hoạt động với điều kiện bộ ngắt định vị S1 không tác động. Trường hợp S1 được tác động rơle K1 điều

khiển tiếp điểm thường đóng mở ra, mạch động lực bị ngắt. Liên hệ này được biểu diễn bằng hàm số mạch, ký hiệu K1 = S1. Liên kết này thường hay gặp trong trường hợp mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều 3 pha thay đổi chiều quay trong q trình làm việc. Thí dụ: K1 điều khiển cho động cơ quay phải, K2 điều khiển cho động cơ quay trái. Để đóng ngắt K1 và K2 có thể dùng tiếp điểm có định vị nhờ cơ học, hoặc tiếp điểm thường mở K1 kết hợp với liên kết NOT để khóa tiếp điểm K2 và ngược lại khi muốn đổi chiều quay.

Hình 7.45: Các loại liên kết trong mạch điện

- Để thực hiện điều khiển ngắt quãng quá trình điều khiển, ta sử dụng các hàm logic để điều khiển hoặc điều khiển ngắt quãng bằng tiếp điểm, trên hình 7.46 thể hiện nguyên lý điều khiển theo xung. Khi nào các nút ấn ON1 hoặc ON2 được tác động (đóng

lại thời gian tác động tính bằng ms) thì lúc đó các cuộn dây điện từ X hoặc Y có điện

điều khiển pittong đi ra. Khi thôi không tác động nữa thì pittong dừng lại tại thời điểm đó. Với thời gian tác động vào nút ấn càng nhỏ thì pittong dịch chuyển càng nhỏ và khơng thể đi ra hết q trình trong một lần tác động.

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển thủy lực 1 vương thành long (chủ biên) (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)