4. Cơ chế Khoán có nên áp dụng đối với ƯBND xã, phường không? Nếu có thì cần những điểu kiện
CHỐNG SUY GIẢM KINH TÊ CÁC B IỆN PH ÁP CỦA CHÍNH PHỦ
TS. P h a m Văn K h o a n
Theo Nghị quyết sô 10/2008/NQ-CP, ngày 17/04/2008, chúng ta áp dụng một loạt giải pháp, trong đó ưu tiên hàng đầu là kiềm chê lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Nhưng những diễn biến trong những tháng cuối năm 2008 của nền kinh tê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng đạt mức âm, một số biểu hiện cho thấy sản xuất công nghiệp bắt đầu giảm. Trước đây, giá trị tăng trưởng của sản xuất công nghiệp khoảng 17%, nhưng đến nay chỉ tăng có 15% so với cùng kỳ, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp xây dựng giảm mạnh, giá trị dịch vụ tăng rất ít.
Trước tình hình đó, Chính phủ nhận định là nền kinh tế đang có những nguy cơ suy giảm, nên phải có những biện pháp mới, mà trọng tâm là chống suy giảm kinh tế. Nếu như để suy giảm kinh tế thì sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, không có vôn, không có
nguồn lực để thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo. Ngày 11/12/2008, tại Nghị quyết số’ 30/2008/NQ-CP, Chính phủ đã đưa một gói giải pháp gồm 5 điểm.
T h ứ nhất, thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra khả năng để tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam. Về sản xuất, trước hết là hỗ trợ nông nghiệp. Hiện nay, có một lượng sản phẩm nông nghiệp đang dư thừa như lúa gạo, cao su, cà phê, Chính phủ sẽ xem xét thu mua các mặt hàng này để dự trữ. Trong công nghiệp, phải tìm mọi biện pháp thúc đẩy sản xuất, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm tiêu dùng cho người dân. Trong lĩnh vực xuất khẩu phải cô gắng làm sao để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
T h ứ hai, về kích cầu đầu tư và tiêu dùng, trong đó đặc biệt là chú trọng tới vấn đề đẩy mạnh giải ngân vốn nhà nước như là vôn ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA, trong vốn ngân sách đặc biệt chú ý tới đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, cho giáo dục, cho y tế. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh kích cầu đầu tư bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước đôi với các dự án lớn, nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân. Phải đẩy mạnh đầu tư để tiêu thụ một loạt sản phẩm cồng nghiệp đang bị dư thừa hiện nay như sắt thép, xi măng...
T h ứ ba, tiếp tục có chính sách điều hành tài chính tiền tệ linh hoạt, chủ động để đảm bảo cung cấp nguồn vốn cho người dân và cho doanh nghiệp. Trong nhóm giải pháp này có những giải pháp vê tiền tệ như vấn đề hạ lãi suất, đồng thời bên cạnh đó cũng có giải pháp để đảm bảo tính an toàn của hệ thông ngân hàng. Một giải pháp nữa là giảm thuế, ở đây, chúng ta giảm thuế nhập khẩu một sô" mặt hàng, và cũng giảm thuê xuất khẩu để đảm bảo khả năng đẩy mạnh xuất khẩu, rồi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thòi có chính sách phù hợp để khuyên khích người dân và doanh nghiệp sản xuất.
T h ứ tư, nhóm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt chú ý đến cơ chế chính sách đốì với việc xóa đói giảm nghèo, v ề cơ chế, cần có sự đổi mới, như .vấn đề bảo hiểm và xây dựng các chính sách ưu đãi cho 61 huyện nghèo nhất nước, rồi xem xét lại, tính toán lại chuẩn nghèo cho phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế hiện nay.
T h ứ năm , nhóm giải pháp về cống tác điều hành của Chính phủ. Chính phủ sẽ chủ động điều hành cải cách các thủ tục đảm bảo cho mọi công việc, mọi chương trình, mọi dự án đầu tư được thông suốt, trong đó có vấn đê cải cách lại các thủ tục hành chính,
trước hết là thủ tục vê đầu tư, thủ tục về xây dựng, thủ tục về cấp đất giải phóng mặt bằng, các thủ tục vể thuế hải quan, rồi cũng phải nâng cao công tác dự báo dể đánh giá tốt tình hình, từ đó giúp Chính phủ điều hành. Một vấn đề nữa là cần phải thông tin thông suốt, cung cấp kịp thòi thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng để tạo ra sự đồng thuận trong toàn xã hội.
V ấn đề th ả o lu ậ n :
Hãy dựa vào lý thuyết ngân sách cô" ý thiếu hụt và thực tiễn Việt Nam để nhận xét vê các giải pháp chống suy giảm kinh tê của Chính phủ.