4631 Nguồn vô'n gối dáu 146.413.00C 146.413.00C 4634 Nguổn vốn lủng g
TÌNH HUỐNG KÊ TOÁN TẠI MỘT TRƯỜNG THCS
TẠI MỘT TRƯỜNG THCS
Ths. P h a m T hị H o à n g P h ư ơ n g
B ố i c ả n h c h u n g
Trường THCS A thuộc huyện X tỉnh Y có 480 học sinh và 40 cán bộ giáo viên. Trường có 1 kê toán viên đồng thòi là kê toán thanh toán, kê toán tổng hợp và kế toán trưởng.
Trong năm 2008 có một số nghiệp vụ phát sinh mà kế toán chưa có cách xử lý thỏa đáng như sau:
T ỉn h h u ố n g 1: Nguồn kinh phí hoạt động của trường THCS A từ 2 nguồn: NSNN cấp và số thu từ học phí được để lại 100% cho trường sử dụng. Ngoài ra hàng năm trường sẽ thu tiền xây dựng trường là
160.000 đ/học sinh/năm. Số thu này sẽ được nộp toàn bộ lên Phòng Tài chính huyện và hàng năm nhà trường sẽ được sử dụng 1 phần trong số kinh phí thu được đó (từ 40% đến 60%) để duy tu, bảo dưỡng các công trình trong trường và mua sắm thêm các trang thiết bị. Đối với số tiền từ NSNN cấp và sô" thu học
phí được để lại 100% thì kê toán hạch toán bình thường. Riêng đối với khoản thu xây dựng trường hàng năm thì kê toán không sử dụng tài khoản kế toán nào để theo dõi mà mở riêng 1 quyển sổ với tên gọi: Sổ theo dõi tiền đóng góp xây dựng trường. Trên sổ theo dõi toàn bộ tình hình số tiền thu được của các lớp trong trường và số tiền nộp lên cho Phòng Tài chính huyện theo phương thức thu xong nộp hết. Thông thường hàng năm, sau khi thu xong toàn bộ sô" tiền xây dựng kê toán sẽ nộp toàn bộ lên cho Phòng Tài chính và sau đó Phòng Tài chính chuyển tiền về cho đơn vị sau. Tuy nhiên, năm 2008 Phòng Tài chính huyện cho phép đơn vị để lại luôn 1 phần sô" tiền thu được để sử dụng cho các nhiệm vụ của mình thì kế toán lúng túng trong việc hạch toán.
T ìn h h u ố n g 2 : Từ năm 2006 trở về trước tất cầ các TSCĐ của trường bao gồm hệ thông phòng học, các khu nhà phụ trỢ: nhà đê xe, nhà kho, phòng thí nghiệm... và các trang thiết bị đều được Phòng Tài chính huyện mở sổ theo dõi. Từ năm 2007 Phòng Tài chính huyện giao lại toàn bộ việc theo dõi TSCĐ cho trường, kế toán phải mở sổ theo dõi tiếp tình hình tăng giảm TSCĐ của đơn vị mình căn cứ trên những theo dõi từ trước của Phòng Tài chính huyện. Có 1 nhà kho được xây dựng từ 15 năm nay và đến năm
2005 đã hao mòn hết. Khi thực hiện chuyển sổ từ Phòng Tài chính huyện về trường thì kê toán không tiến hành ghi chép và theo dõi cho nhà kho này nữa. Năm 2008 Ban giám hiệu quyết định sẽ phá dỡ nhà kho này để làm sân tập thể dục cho học sinh. Sô" tiền từ bán phế liệu được bổ sung quỹ xây dựng trường, ở tình huống này kế toán gặp khó khăn khi xử lý hệ thông sổ theo dõi TSCĐ. Trên sổ của trường không tồn tại dãy nhà kho nói trên.
V ấ n để th ả o lu ận :
1. Tình huống 1 và 2 sẽ được giải quyết như thế nào?
2. Khi giải quyết xong có ảnh hưởng gì đến hệ thông sổ kê toán của các năm trước? Liệu có phải sửa lại sổ kê toán của nhiêu năm không?