* Nâng cao chất lượng dự toán chi kinh phí thực hiện Chính sách ưu đãi người có công
Lập dự toán chi NSNN là một khâu hết sức quan trọng giúp công tác chi kinh phí đƣợc tốt hơn. Nếu làm tốt đƣợc công tác này không những giảm bớt gánh nặng trong xét duyệt dự toán của Sở mà còn rất thuận lợi trong việc chấp hành dự toán do phải xin điều chỉnh dự toán làm chậm các khoản chi do chƣa đƣợc cấp ngân sách trong thời gian chờ quyết định điều chỉnh. Không những vậy việc làm tốt công tác này còn giúp một số đơn vị không để xảy ra sai phạm do chấp hành không đúng dự toán đƣợc duyệt, chi sai mục, tiểu mục
phải xuất toán khoản chi khi duyệt quyết toán kinh phí.
Công tác nâng cao chất lƣợng dự toán chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công cần chú trọng vào một số vấn đề chính nhƣ:
- Cần xác định rõ yêu cầu, quy trình, lịch trong trình lập, xét duyệt và phân bổ NSNN để yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chấp hành. Dự toán chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công chính là căn cứ Pháp lý để các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công và cũng chính là căn cứ để Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam thực hiện chức năng quản lý chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công. Để quá trình quản lý chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công đƣợc thuận lợi thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán NSNN đến từng cơ quan, đơn vị phải đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời và công khai. Yêu cầu có tính nguyên tắc và bắt buộc hiện nay là các cơ quan, đơn vị phải có dự toán chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công thì mới đƣợc Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam cấp phát kinh phí.
- Dự toán chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công cần phải đƣợc xây dựng từ cơ sở, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và khối lƣợng hàng hoá, dịch vụ đƣợc cung cấp, bảo đảm sẽ phản ánh một cách toàn diện các khoản chi để không có hiện tƣợng bị sai sót, trùng lặp. Dự toán chi cần đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả của các khoản chi; từng bƣớc mở rộng mục chi, đòi hỏi phải chi tiết; đồng thời, thu hẹp các mục chi thuộc diện giao khoán; tiến tới mọi khoản chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công đều phải đƣợc xác định một cách chi tiết, khoa học, sát với thực tế cuộc sống.
- Cần chấp hành đúng Thông tƣ 101 chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công. Đây là căn cứ hết sức quan trọng để xây dựng, phân bổ và quản lý chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công. Đồng thời
đây cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lƣợng quản lý và điều hành NSNN của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công cho từng công việc, từng đối tƣợng vẫn chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể và thống nhất. Đây là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, xuất phát từ tính đa dạng của các công việc có liên quan đến chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công. Trong tƣơng lai gần, cần sớm quy định và thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của những lĩnh vực thiết yếu mang tính phổ biến nhƣ xây dựng, sửa chữa trụ sở, mua sắm thiết bị, phƣơng tiện làm việc, chi phí điện thoại, hội nghị, tiếp khách, liên hoan, tổng kết... Đối với những khoản chi chƣa định rõ tiêu chuẩn, định mức, nên áp dụng phƣơng pháp quản lý theo kết quả đầu ra.
* Áp dụng chế độ kế toán mới theo Thông tư 107/2017/TT-BCT vào công tác kế toán chi kinh phí thực hiện Chính sách ưu đãi người có công
Để làm đƣợc việc này trƣớc tiên Sở LĐ TB&XH Hà Nam cần phải có phần mềm kế toán vừa sử dụng chế độ kế toán theo Thông tƣ 107/2017/TT- BTC vừa đáp ứng đƣợc những yêu cầu mang tính chất đặc thù của Sở.
Tiếp theo là Sở phải tổ chức tập huấn về Thông tƣ 107/2017/TT-BTC và cách sử dụng phần mềm kế toán mới cho kế toán của Sở và các Phòng LĐTBXH trực thuộc để các kế toán biết cách chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm cũ (theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC) sang phần mềm mới (theo thông tƣ 107/2017/TT-BTC), đồng thời sử dụng đƣợc phần mềm mới.
Khi sử dụng chế độ kế toán mới kế toán cần có những thay đổi chi tiết nhƣ sau:
- Về chứng từ kế toán: Sử dụng các chứng từ kế toán bắt buộc và một số chứng từ hƣớng dẫn ban hành kèm theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC.
theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC .
- Về tài khoản kế toán: Sử dụng tài khoản kế toán ban hành theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC để hạch toán các khoản chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công thay thế cho các tài khoản đang sử dụng theo Quyết định 19/2006/QD-BTC. Cụ thể:
+ TK1111 có số hiệu và kết cấu không thay đổi giữa 2 chế độ nên giữ nguyên.
+ TK 511 - Thu hoạt động do NSNN cấp, theo Thông tƣ 107/2017/TT- BTC thay thế cho TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Trong đó:
. Tài khoản chi tiết: TK 5111 - Thƣờng xuyên, thay thế cho TK46121 - Nguồn kinh phí thƣờng xuyên
. Tài khoản chi tiết: TK 5112 - Không thƣờng xuyên, thay thế cho TK 4612 - Nguồn kinh phí không thƣờng xuyên.
+ TK 611 - Chi hoạt động, theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC thay thế cho TK 661- Chi phí hoạt động theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC. Trong đó: . Tài khoản chi tiết: TK 6111- Thƣờng xuyên, thay thế cho TK 66121- Chi thƣờng xuyên
. Tài khoản chi tiết: TK 6112- Không thƣờng xuyên, thay thế cho TK 66122- Chi không thƣờng xuyên.
- Về sổ kế toán: Toàn bộ hệ thống sổ kế toán Thông tƣ 107/2017/TT- BTC chỉ mang tính hƣớng dẫn, các đơn vị có thể thay đổi hoặc sử dụng mẫu sổ linh hoạt cần đảm bảo đƣợc đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của Luật kế toán và Chế độ kế toán.
Vì vậy khi hạch toán theo chế độ kế toán mới thì kế toán sẽ lập các sổ kế toán chi tiết theo các tài khoản chi tiết sử dụng Thông tƣ 107 nhƣ sổ chi tiết TK6111, TK6112.
Nhật ký - Sổ cái cũng đƣợc lập theo các tài khoản của Thông tƣ 107 thay TK461 thành TK411, TK 661 thành TK 611.
* Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát của tổ chức hệ thống kế toán.
Chức năng kiểm soát của kế toán đƣợc lồng ghép, gắn chặt với chức năng thông tin trên cả chu trình kế toán và trong cả 4 nội dung của hệ thống kế toán: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán, báo cáo quyết toán.
Do tầm quan trọng của kế toán trong hệ thống kiểm soát chi kinh phí chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công, phần này cần quy định việc kiểm tra của kế toán trong cả 4 nội dung của hệ thống kế toán, trong đó quan trọng nhất là kiểm tra chứng từ kế toán, nội dung cụ thể nhƣ sau:
- Trình tự luân chuyển, kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán
+ Bƣớc 1: mọi chứng từ kế toán từ bên ngoài hay do nội bộ đơn vị lập đều tập trung tại bộ phận kế toán. Kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán: chứng từ có đƣợc lập theo đúng mẫu quy định không? Việc ghi chép trên chứng từ có đúng nội dung, bản chất, mức độ nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đƣợc pháp luật cho phép; có đủ chữ ký của ngƣời chịu trách nhiệm và dấu đơn vị? Chứng từ có đƣợc ghi chép đầy đủ, kịp thời các yếu tố, các tiêu thức và theo đúng quy định về phƣơng pháp lập của từng loại chứng từ? Kiểm tra tính chính xác, rõ ràng của số liệu thông tin trên chứng từ kế toán; Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý luân chuyển nội bộ, quy chế kiểm tra, xét duyệt chứng từ kế toán.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng thì ngƣời chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh.
+ Bƣớc 2: Chứng từ sau khi trải qua kiểm tra bƣớc 1 đảm bảo đúng quy trình sẽ đƣợc trình lãnh đạo đơn vị (Ban Giám đốc) xét duyệt.
nhập hàng hoá, vật tƣ...và ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ qua ba bƣớc này phát huy đƣợc chức năng kiểm tra, kiểm soát của kế toán, giúp Giám đốc kiểm soát hoạt động tài chính đúng pháp luật, đúng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, đảm bảo sự khách quan và nề nếp trong công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị.
- Kiểm tra công tác hạch toán tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo quyết toán: Nội dung kiểm tra công tác hạch toán tài khoản kế toán gồm kiểm tra việc định khoản trên chứng từ kế toán, việc phân loại chứng từ kế toán, bảo đảm các nghiệp vụ đƣợc định khoản, phân loại theo đúng nội dung kinh tế và kết cấu tài khoản kế toán theo chế độ kế toán quy định; ghi chép đúng theo sơ đồ tài khoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán; bảo đảm phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các nghiệp vụ đƣợc ghi vào sổ kế toán là có thực, đƣợc phê chuẩn hợp lý, không có sai phạm trong việc tính toán các khoản chi phí, tài sản và nguồn vốn. Việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh đƣợc thực hiện kịp thời theo quy định, quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác số liệu kế toán đƣợc ghi vào sổ trên các báo cáo tài chính của đơn vị.
Bộ phận kế toán có trách nhiệm phân công nhiệm vụ kiểm soát cho các kế toán viên và phụ trách kế toán bảo đảm việc hạch toán kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán tuân thủ đúng quy định của Nhà nƣớc cũng tức là đã thực hiện việc kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị.
* Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: Là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiệp vụ Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một số kết quả đáng kể trong công tác chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công và kiểm soát chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu
đãi ngƣời có công. Hoàn thiện các chƣơng trình ứng dụng phục vụ quản lý điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam. Riêng lĩnh vực kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công, cần phát triển các chƣơng trình ứng dụng sau:
- Chƣơng trình hỗ trợ quản lý dự toán chi: Chƣơng trình đƣợc thiết kế theo hƣớng cho phép nhập tổng mức dự toán do cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) quyết định. Trên cơ sở tổng mức dự toán đƣợc quyết định, tiến hành phân khai và phân bổ dự toán dần từ đơn vị dự toán cấp 1 đến đơn vị dự toán cấp II… cho đến đơn vị sử dụng ngân sách cuối cùng. Qua chƣơng trình sẽ quản lý chặt chẽ quá trình phân bổ dự toán từ cơ quan trung ƣơng đến đơn vị cơ sở tại đảm bảo tổng dự toán phân bổ không vƣợt tổng mức dự toán đã nhận.
- Xây dựng một kênh thông tin trên mạng máy tính (có thể sử dụng mạng Internet) để công khai quy trình, thủ tục chi kinh phí thực hiện Chính sách ƣu đãi ngƣời có công tại Sở LĐTBXH tỉnh Hà Nam.
- Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng cho các ứng dụng trong điều kiện mới. Trang bị hệ thống máy tính, máy chủ đủ mạnh và có hệ thống dự phòng để đảm bảo hoạt động của Kho bạc không bị gián đoạn. Thực hiện nối mạng với các cơ quan khác trên địa bàn nhƣ: Tài chính, thuế, ngân hàng,… để đảm bảo đối chiếu số liệu ngân sách nhanh cóng, chính xác; tăng cƣờng triệt để sử dụng kênh thanh toán không dùng tiền mặt với các ngân hàng.
- Tăng cƣờng đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ. Với cán bộ kiểm soát chi, phải đƣợc đào tạo cơ bản về tin học để có thể khai thác, sử dụng tốt các chƣơng trình ứng dụng phục vụ công tác chi và kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công; cán bộ tin học phải đƣợc đào tạo nâng cao về tin học để có khả năng tiếp thu những kiến thức mới về
công nghệ thông tin, phát triển những chƣơng trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công.