- Trong quá trình học tập từ các bậc học cho đến lúc xin được việc làm, người lao động còn thiếu nhiều kiến thức đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ công việc. Sự thiếu hụt này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo để cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất giúp nhân viên hoàn thành công việc cho công ty. Những kiến thức và kỹ năng này đôi khi nhân viên không thể học được ở đâu ngoài tổ chức vì nó có thể liên quan tới văn hóa và môi trường làm việc tại từng công ty cụ thể.
- Nhân viên được đào tạo không phải chỉ là những nhân viên trẻ và mới vào làm mà còn có những nhân viên làm việc đã có thẩm niên và kinh nghiệm nhưng không đạt được yêu cầu công việc cũng cần được đào tạo lại để tìm hiểu xem lý do họ không hoàn thành công việc và những mặt yếu kém của nhân viên tử đó có cách khắc phục. Không ngoại trừ trường hợp nhân viên có thâm niên không theo kịp được với sự thay đổi công nghệ và xu hướng phát triển mới của công ty dẫn tới phải cho nghỉ việc hoặc thuyền chuyển sang vị trí khác.
- Cùng với xu thế phát triển nhanh của công nghệ và tri thức, công ty muốn tồn tại và phát triển được thì phải cập nhật và nắm bắt nhanh sự thay đổi này. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể nắm bắt được công nghệ và tri thức khi mà đội ngũ nguồn nhân lực của công ty đáp ứng đủ những yêu cầu. Chính vì lý do này, nhân viên của công ty phải định kỳ được đào tạo để thích ứng nhanh với công nghệ, tri thức mới nhằm nâng cao kiến thức, tay nghề.
Đào tạo nguồn nhân lực được chia ra làm hai loại:
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Áp dụng đối với nhân viên kỹ thuật và người lao động trực tiếp nhẩm nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn cho họ. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn có thể tiến hành cử các chuyên gia, người có kinh nghiệm hướng dẫn, dìu dắt tại nơi làm việc.
- Đào tạo nâng cao năng lực quản trị: Áp dụng cho các cấp quản trị từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên cấp cơ sở. Loại hình đào tạo này giúp thay đổi quan niệm, tư
duy và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của các cấp quản trị. Những thành viên trong ban quản trị giữ vai trò then chốt trong sự thành công, thất bại của công ty vì thế việc đào tạo năng lực quản trị phải được tiến hành bài bản và chuyên nghiệp. Một số phương pháp đào tạo nâng cao năng lực quản trị:
+ Phương pháp kèm cặp: Quản trị viên trẻ sẽ được những người đương nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc giám sát việc quản lý. Phương pháp này áp dụng với đào tạo các quản trị viên cấp cao.
+ Phương pháp luân phiên: Quản trị viên được luân chuyển qua nhiều bộ phận, công việc để giúp họ tiếp cận và hiểu được một cách tổng thể các công việc trong công ty nhằm phục vụ công tác quản trị trong tương lai. Những cán bộ nguồn, cán bộ cốt cán tại các công ty thường được đào tạo theo cách này để giúp họ nắm được tổng quát các công việc trong công ty.
+ Phương pháp tham gia các lớp đào tạo quản trị viên: Các lớp học được thành lập do chính công ty hoặc thuê các chuyên gia bên ngoài tổ chức hướng dẫn, giảng dạy và thực hành. Đây là cơ hội để các quản trị viên trẻ cọ xát, ganh đua lẫn nhau và phát huy tính sáng tạo của minh.
1.2.2.2 Phát triến nguồn nhân lực:
- Việc phát triển nguồn nhân lực trong công ty là tập hợp những cách thức giúp cho cá nhân và nhóm trong công ty có thể phát huy được hết năng lực bản thân, nỗ lực cống hiến và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Phát triển nguồn nhân lực giúp các nhân viên trong công ty tìm được vị trí công việc phù hợp và có động cơ rõ ràng để phần đấu trong công việc. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển chung của công ty. Đây là nội dung công việc được quan tâm trong trong công ty vì công ty không thể mạnh được nếu chỉ quan tâm đến tuyển dụng những người có tài mà phải làm sao để những người tài đó bộc lộ mình và nỗ lực cống hiến cho doanh nghiệp.
- Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tuyển dụng bị nhiều công ty hạn chế và thay vào đó công ty đầu tư mạnh cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.