- Mức lương bổng
1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực
1.5.1 Một số khái niệm :
Hiệu quả là một chi tiêu kinh tế xã hội được dùng trong việc lựa chọn các phương án hoặc quá trình hoạt động thực tiền trong mọi lĩnh vực, mọi thời điểm Chi tiêu hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt đưọc để ra so với chi phí mà chủ thể phải bỏ ra đề đạt được kết quả đó. Khi mà tỷ lệ kết quả công việc so với chi phí bỏ ra càng cao thì có thể nói công việc đó được thục hiện càng hiệu quả.
Hiệu quả quản trị nguồn nhân lực là việc cân nhắc giữa kết quả đầu ra của công ty thường được thể hiện bằng giá trị sản lượng, doanh thu hay lợi nhuận so sánh với các yếu tố đầu vào ở đây là nguồn nhân lực như số lượng lai động, chi phí phải trả cho đội ngũ lao động. Việc đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lục có ý nghĩa rất quan trọng với bản thân công ty cũng như người lao động và toàn xã hội Đánh giá được hiệu quả sử
dụng giúp cho CT đưa ra cách thức sử đụng lao động cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho CT.
1.5.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quå công tác quản trį nguốn nhân lực :
- Hiệu suất sử dụng lao động:
Tổng doanh thu Hiệu suất sử dụng người lao động =
Tổng số lao động
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động làm ra bao nhiều đồng doanh thu trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy những vấn đề về sử dụng nguồn lao động hiệu quả tốt.
- Năng suất lao động bình quân:
Tổng sản lượng Năng suất lao động bình quân =
Tổng số lao động
Chỉ tiêu này cho biết một lao động làm ra bao nhiều sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Nhìn chung tỷ số này cao phản ánh điều kiện thuận lợi cho CT. Tuy nhiên để đánh giá đúng chỉ tiêu này cần xem xét đến một số yếu tố khác. VD: tổng đầu ra tăng lên do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng chứ không do giá trị mới tạo ra của CT tăng lên thì như vậy không thể gọi là hiệu quả. Hoặc trong tổng đầu ra đó, lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn, hàng hóa ứ đọng không tiêu thụ được thì cũng không thể đánh giá là hiệu quả. Vì vậy, để đánh giá được tỷ số này cần dựa vào nhiều yếu tố khác. - Hiệu suất sử dụng lao động:
Tổng lợi nhuận Hiệu suất sử dụng lao động =
Tổng số lao động
Chỉ tiêu này cho biết một lao động có thể tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty trong một thời kỳ nghiên cứu năm quý, tháng....), chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt cho CT.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUẢNG NAM
2.1. Giới thiệu tổng quan về Quỹ đầu tư phát triển Quảng Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư phát triển Quảng Nam
Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam (Quỹ) được UBND tỉnh thành lập tại quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 26/5/2009, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2009 và được sắp xếp, kiện toàn tại Quyết định số 2977/QĐ-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh, được thành lập nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư tài chính và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; nhận quản lý ủy thác hoạt động và nguồn vốn các Quỹ: Phát triển đất, Hỗ trợ ngư dân, Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh và các Quỹ khác do UBND tỉnh thành lập; và là đầu mối huy động vốn cho ngân sách địa phương thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh.
Tên đầy đủ: Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Quang Nam Development Investment Fund. Tên viết tắt: QNIF.
Địa chỉ trụ sở: số 90 - Phan Bội Châu, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Điện thoại: (0235) 3814179, Fax: (0235) 3811825.
Email: quydtptqnam@gmail.com.
Vốn hoạt động của Quỹ và vốn nhận quản lý ủy thác từ các Quỹ tài chính khác đến 31/3/2020: 1.279 tỷ đồng, gồm:
- Vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam: 635 tỷ đồng; - Vốn nhận ủy thác của Quỹ Phát triển đất tỉnh: 448 tỷ đồng;
- Vốn nhận ủy thác của Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh: 92,3 tỷ đồng;
- Vốn nhận ủy thác của Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Nam: 103,8 tỷ đồng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty là cơ cấu tổ chức trực tuyến có cấu trúc đơn giản , dễ kiểm soát và dễ điều chỉnh, tập trung được quyền lực quản trị. Điều này rất phù hợp với một Quỹ đầu tư , giúp cho các phòng ban có thể thuận tiện trong quá trình làm việc với nhau.
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản lý
1. Thay mặt HĐQL Quỹ tiếp nhận vốn điều lệ do ngân sách cấp và cá nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Quỹ.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQL, Quỹ theo Quy định tại Điều 15 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
3. Thay mặt HĐQL Quỹ ký các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQL.
4. Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện Nghị quyết, Quyết định của HĐQL Quỹ; có quyền hủy bỏ các Quyết định của Giám đốc Quỹ trái với Quyết định của HĐQL Quỹ, quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và pháp luật liên quan.
5. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch HĐQL ủy quyền bằng văn bản cho Phó chủ tịch HĐQL hoặc cho thành viên HĐQL, Quỹ thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.
Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQL Quỹ và trước pháp luật về các nhiệm vụ được ủy quyền.
6. Các nhiệm vụ được ủy quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và ủy quyền của UBND tỉnh.
Ban kiểm soát Ban giám đốc
Phòng Hành chính – Nhân sự:
Tổ chức quản lý nhân sự toàn Công ty, xây dựng chương trình thi đua khen thưởng và đề bạt khen thưởng, thay đổi nhân sự ở các bộ phận phòng ban.
Tổ chức đào tạo, huấn luyện tuyển chọn nhân sự.
Xây dựng các nội quy và đề ra các chính sách về nhân sự.
Phòng Tài chính – Kế toán
- Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động Tài chính kế toán
- Tư vấn cho Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính - Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
- Lập dự toán ngân sách, phân bố và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động của Quỹ.
- Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán
- Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả.
Phòng Kế hoạch – Thẩm định Phòng Tín dụng – Ủy thác Công ty đơn vị trực thuộc
2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chung của Quỹ đầu tư phát triển Quảng Nam
1. Huy động vốn:
Quỹ được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư các dự án theo quy định của pháp luật,bao gồm:
- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
- Phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định của pháp luật; - Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn khác theo quy định của pháp luật.
a) Đối tượng cho vay: Quỹ cho vay các dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH ưu tiên phát triển của địa phương đã được UBND tỉnh ban hành (danh mục kèm theo).
b) Điều kiện cho vay: Quỹ cho vay khi chủ đầu tư bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi và phương án bảo đảm trả được nợ;
- Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Chủ đầu tư là các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
c) Thời hạn cho vay:
- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 15 năm. Trường hợp đặc biệt, thời hạn cho vay trên 15 năm do UBND tỉnh quyết định.
d) Lãi suất cho vay:
- Quỹ quyết định mức lãi suất cho vay đối với từng dự án cụ thể, nhưng không được thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu do UBND tỉnh quyết định (hiện nay là 6,5%/năm).
Trong một số trường hợp, UBND tỉnh quyết định chương trình hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với một số dự án.
e) Bảo đảm tiền vay: Căn cứ vào đặc điểm của từng dự án đầu tư, Quỹ lựa chọn một, một số hoặc tất cả các biện pháp bảo đảm tiền vay sau đây:
- Cầm cố, thế chấp tài sản của chủ đầu tư.
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ dự án. - Bảo lãnh của bên thứ ba.
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
f) Hợp vốn cho vay: Quỹ được làm đầu mối cho vay hợp vốn hoặc cùng hợp vốn với các Quỹ đầu tư phát triển địa phương, tổ chức tín dụng và tổ chức khác để cho vay dự án.
3. Đầu tư trực tiếp
a) Đối tượng đầu tư: Các dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH ưu tiên phát triển của địa phương đã được UBND tỉnh ban hành (danh mục kèm theo).
b) Điều kiện đầu tư:
- Dự án đầu tư đã được quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật; - Dự án đầu tư phải có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. c) Phương thức đầu tư:
- Quỹ có thể thực hiện đầu tư với tư cách là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của UBND tỉnh.
- Quỹ có thể trực tiếp quản lý dự án đầu tư hoặc thuê các tổ chức chuyên môn quản lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
d) Hình thức đầu tư:
+ Đầu tư theo các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức đầu tư trực tiếp khác theo quy định của pháp luật đầu tư;
+ Tìm kiếm dự án, thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư sau đó thực hiện đầu tư hoặc chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu tư khác thực hiện đầu tư.
4. Góp vốn thành lập doanh nghiệp
Quỹ góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng KT-XH thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH do UBND tỉnh ban hành (danh mục kèm theo).
5. Nhận ủy thác và ủy thác
5.1. Nhận ủy thác:
- Quỹ nhận ủy thác: Quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua văn bản ủy thác hoặc hợp đồng nhận ủy thác giữa Quỹ với tổ chức, cá nhân ủy thác.
+ Theo Quyết định số 2977/QĐ-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh về sắp xếp, kiện toàn các Quỹ, UBND tỉnh ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam quản lý hoạt động và nguồn vốn các Quỹ: Phát triển đất tỉnh, Hỗ trợ ngư dân tỉnh và Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Nam, cụ thể:
* Nhận quản lý ủy thác hoạt động và nguồn vốn Quỹ Phát triển đất tỉnh
Ứng vốn cho tổ chức phát triển quỹ đất và các tổ chức khác để thực hiện việc bồi thường, GPMB và tạo quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, cụ thể như sau:
- Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đầu tư xây dựng thực hiện khu dân cư, tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Bồi thường, GPMB tạo quỹ đất sạch phát triển các Khu, Cụm công nghiệp, các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc lĩnh vực nhà ở thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đầu tư xây dựng thực hiện dự án tạo quỹ đất dành cho các đối tượng là công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp phục vụ chính sách phát triển KT-XH của địa phương.
- Ứng vốn từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ theo chủ trương của UBND tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ khác theo tính cần thiết, cấp bách của từng dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thu hồi vốn đã ứng theo quy định; gia hạn thời gian hoàn trả vốn ứng, đình chỉ việc ứng vốn, thu hồi vốn ứng trước thời hạn khi phát hiện đơn vị ứng vốn sử dụng vốn ứng không đúng mục đích, vi phạm pháp luật trong việc sử dụng vốn ứng.
- Thu phí ứng vốn, mức phí ứng vốn tối thiểu bằng mức phí tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh (hiện nay là 1,2%/năm).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và do UBND tỉnh giao.
* Nhận quản lý ủy thác hoạt động và nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh
Cho vay tài chính phát triển năng lực tàu khai thác thuỷ sản hoạt động tại các vùng biển xa theo nguyên tắc bảo toàn vốn; nhận tài trợ, hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và huy động nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các mục
tiêu chương trình, dự án với mục đích cải thiện sinh kế, phát triển cộng đồng dân cư ven biển theo quy định.
Cho vay tài chính theo phương thức tín dụng ưu đãi (cho vay có hoàn lại vốn gốc với lãi suất bằng không) cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ, nhóm hộ, tổ đoàn kết của ngư dân (gọi tắt là Chủ tàu) trên địa bàn tỉnh để thực hiện việc đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản đủ điều kiện hoạt động tại vùng biển xa, cụ thể như sau:
* Mức cho vay:
- Cho vay đóng mới: Mức cho vay tùy từng trường hợp cụ thể nhưng không vượt