Theo sự phân công của trại, em đã tiến hành theo dõi tình hình sinh sản của 341 lợn nái trong thời gian thực tập tại cơ sở. Kết quả tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.3:
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Tháng Số con đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số con đẻ khó phải can thiệp
(con) Tỷ lệ (%) 12 58 56 96,55 2 3,45 1 57 54 94,74 3 5,26 2 58 55 94,83 3 5,17 3 56 54 96,43 2 3,57 4 57 53 92,98 4 7,02 5 55 49 89,09 6 10,91 Tổng 341 321 94,13 20 5,87
Qua việc theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại Công ty TNHH Minh Châu trong suốt 6 tháng thực tập, em thấy như sau: số lượng nái sinh đẻ bình thường luôn đạt tỷ lệ cao, ổn định, luôn đạt > 90 %, đó là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình điều chỉnh về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.
Số lợn nái đẻ khó chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 3,45 - 5,17 % trung bình là 5,87 % chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động làm ảnh
hưởng đến quá trình sinh đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.
Tuy nhiên, vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5, tỷ lệ nái đẻ khó cần có sự can thiệp tăng dần và cao nhất vào tháng 5 là 10,91 %, do trong khoảng thời gian này khí hậu nắng nóng, cộng thêm tình trạng mất nước kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh đẻ của lợn nái, thậm chí đã có trường hợp lợn nái mang thai chết do nóng khi không can thiệp kịp thời. Nguyên nhân gây đẻ khó là do thai quá to so với kích thước xương chậu của con mẹ, do tư thế thai nghịch, sức đề kháng của con mẹ quá yếu do con mẹ đẻ quá nhiều hoặc nái quá già.
Các dấu hiệu nhận biết nái đẻ khó: thời gian đẻ bình thường 15 - 20 phút/con, khi đẻ khó, lợn nái rặn liên tục, cong đuôi, trợn mắt, khó chịu. Các cách can thiệp được áp dụng tại trại:
- Đập lợn mẹ đứng dậy để bào thai về đúng tư thế thuận.
- Kiểm tra tư thế bào thai, sau đó tiêm kích tố oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn cổ tử cung, kết hợp truyền đường glucose 5 % để trợ sức, trợ lực cho con mẹ.
- Bôi vaselin vào tay đưa vào trong đường sinh dục của con mẹ để móc bào thai ra ngoài.
Các trường hợp đẻ khó cần có sự can thiệp chủ yếu được tiêm oxytocin, rất ít khi phải can thiệp bằng tay.
Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái: việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con, thường xuyên theo dõi, quan sát, phát hiện những dấu hiệu lợn sắp đẻ, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ nằm đè vào con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.
Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, đúng quy trình, tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng.