Công tác tiêm phòng luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.
Tiêm vắc xin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phòng phải được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng lịch quy định nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.
Tại cơ sở chăn nuôi công tác phòng bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra dịch bệnh. Chính vì vậy ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu.
Quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho các loại lợn tại trại.
Bảng 4.6. Lịch phòng bệnh của trại lợn nái Loại lợn Thời điểm phòng bệnh Bệnh được phòng Loại vắc xin, thuốc phòng Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con
2 ngày tuổi Thiếu sắt Nova Fe + B12 Tiêm bắp 2 3 ngày tuổi Cầu trùng Diacoxin 5% Uống 1
14 ngày tuổi Suyễn Hyogen Tiêm bắp 2
21 ngày tuổi Crico Crico plex Tiêm bắp 1 21 ngày tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 Lợn
hậu bị
24 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2
25, 29 tuần tuổi Khô thai Pavo Tiêm bắp 2 26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 27, 30 tuần tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2
28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2
Lợn nái sinh sản
10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2
12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2
Trong thời gian thực tập em đã cùng cán bộ kỹ sư và công nhân tham gia công tác tiêm phòng cho đàn lợn tại cơ sở. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con tại cơ sở được trình bày qua bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con Thời điểm phòng (ngày tuổi) Bệnh được phòng Số con tiêm phòng (con) Số con an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) 2 Thiếu sắt 1104 1104 100 3 Cầu trùng 1032 1032 100 14 Suyễn 324 324 100 21 Crico 543 543 100 21 Dịch tả 543 543 100
Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy:
Phòng bệnh cho lợn con không chỉ làm tốt công tác vệ sinh mà còn phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn con. Khi lợn con được sinh ra khỏi cơ thể mẹ sống ngoài môi trường cơ thể lợn con dễ bị mầm bệnh xâm nhập nếu chúng ta không phòng bằng cách tiêm vắc xin.
Để đề phòng các bệnh xảy ra đối với lợn con và để duy trì công tác sản xuất, kinh tế thì lợn con được chăm sóc và nuôi dưỡng tại trại đều được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, 3 ngày sau khi đẻ lợn con được cho uống Diacoxin 5 % và được tiêm sắt để phòng thiếu sắt, tỷ lệ an toàn đạt 100 %. Tiêm vắc xin là một trong những cách để giảm khả năng mắc bệnh của lợn con, tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn cho 324 con, tỷ lệ an toàn đạt 100 %, bệnh crico và bệnh dịch tả 543 con, tỷ lệ an toàn đạt 100% .
Ngoài những kiến thức đã học, qua thời gian thực tập tại trại em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như: sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kỹ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay và tiêm vắc xin vào
buổi sáng hoặc chiều, nếu thừa phải hủy không sử dụng cho ngày hôm sau, Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ, sau khi tiêm xong cần phun sát trùng toàn chuồng để tiêu diệt mầm bệnh mà vắc xin có thể rơi vãi ra chuồng.
Do kinh nghiệm và kỹ thuật còn hạn chế nên em chưa được trực tiếp tham gia vào tiêm vắc xin phòng bệnh mà chỉ được theo và học tập. Và do phân công công việc chưa được tham gia vào tiêm đầy đủ vắc xin cho lợn nái. Chính vì vậy thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái của em là không có.