3. EIGRP
3.4. CÁC TÍNH NĂNG NÂNG CAO CỦA EIGRP
3.4.1. Route Summarization –tổng hợp tuyến đường
120
Chế độ tự động tổng hợp các tuyến đường về dạng classful là đặc trưng của hoạt động định tuyến theo vectơ khoảng cách. Ở các giao thức vectơ khoảng cách truyền thông như RIPv1 đều là giao thức định tuyến dạng classful và không thể xác định lớp mặt nạ (mask) cho các mạng không kết nối trực tiếp, bởi vì nó không trao đổi lớp mặt nạ trong bản cập nhật định tuyến.
Trong hình 7.23a mạng 2.1.1.0/24 được kết nối trực tiếp với RTC, khi tuyến đường này được RTC quảng bá cho RTD đã được đưa về dạng classful với địa chỉ là 2.0.0.0/8.
Chế độ tổng hợp tuyến đường nhằm mục đích là làm cho dung lượng gói cập nhật định tuyến và bảng định tuyến nhỏ hơn nhằm tiết kiệm băng thông đường truyền và tăng tốc độ truyền tin. Tuy nhiên chúng ta có thể tắt chế độ này và tạo ra một hay nhiều tuyến đường tổng hợp trong mạng tại bất kỳ ranh giới của bit nào đó miễn là có một tuyến đường cụ thể tồn tại trong bảng định tuyến. Khi một tuyến đường cụ thể không còn tồn tại thì tuyến đường tổng hợp sẽ bị gỡ ra khỏi bảng định tuyến.
Giá trị metric nhỏ nhất của tuyến đường cụ thể sẽ được sử dụng làm metric
của tuyến đường tổng hợp.
Giao diện (cổng) Null0: Khi thực hiện tổng hợp đường tự động hoặc cấu hình thủ công, thì router chạy EIGRP tự động sinh ra một tuyến đường trỏ đến Null0. Đây là cổng ảo, tác dụng của cổng Null0 chính là để ngăn định tuyến lặp. Trong trường hợp chúng ta tổng hợp đường một cách không tối ưu thì sẽ có tuyến Null0 để hỗ trợ. Các gói tin mà không trỏ đến mạng đó được thì sẽ có khả năng bị lặp quay ngược trở lại. Và ở đây tuyến Null0 đóng vai trò: Nếu tuyến gói tin đó đến không tồn tại thì gói tin sẽ bị đưa đến tuyến Null 0 và bị triệt tiêu.
Có hai chế độ tổng hợp đường là chế độ tổng hợp tự động (Automatic
summarization) và chế độ tổng hợp thủ công (Manual summarization).
Mặc định chế độ tự động tổng hợp tuyến đường được bật cho EIGRP. Để
tắt chế độ này ta sử dụng câu lệnh no auto-summary.
RouterA(config-router)#no auto-summary
Hình 7.23b: Chế độ auto-summary
Hình 7.23b
Trong hình 7.23b sau khi chế độ tự động tổng hợp tuyến đường được tắt router RTD bây giờ đã chập nhận các tuyến đường được quảng bá từ router RTC.
Để cấu hình thủ công chế độ tổng hợp tuyến đường ta sử dụng lệnh sau: Router(config-if)#ip summary-address eigrp autonomous-system-number ip-address mask [AD]
121
Giá trị này không bắt buộc phải cấu hình.
Hìn
h 7.23c: Chế độ tổng hợp tuyến đường trong EIGRP.
Trong hình 7.23c ta thấy mạng 2.1.1.0/24 khi được router RTC quảng bá đến router RTD đã được định tuyến bởi tuyến đường tổng hợp 2.1.0.0/16
Mặc định tuyến đường tổng hợp trên ở router RTC sẽ có giá trị là 5, trên router RTD sẽ có giá trị là 90.
3.4.2. Load Balancing –Cân bằng tải
3.4.2.1. Load Balancing Across Equal Cost Paths –Cân bằng tải trên những tuyến đường có cùng giá trị
Cân bằng tải cùng giá trị là khả năng của một bộ định tuyến để phân phối lưu lượng dữ liệu trên tất cả các cổng mạng của mình khi có cùng thông số định tuyến (metric) từ địa chỉ đích. EIGRP sẽ tự động cân bằng tải trên tuyến đường có giá trị bằng nhau.
Cân bằng tải làm tăng việc sử dụng các phân đoạn mạng và tăng hiệu quả sử dụng băng thông mạng.
Đối với IP, phần mềm Cisco IOS theo mặc định sẽ cài đặt tối đa bốn tuyến đường cùng giá trị trong bảng định tuyến cho hầu hết các giao thức định tuyến. Dòng lệnh maximum-paths maximum-path có thể được sử dụng để tăng số tuyến đường cùng giá trị lên sáu. (Thiết lập maximum-path là 1 đường sẽ vô hiệu hóa chế độ cân bằng tải.)
3.4.2.2 Load Balancing Across Unequal Cost Paths – Cân bằng tải trên những tuyến đường không cùng giá trị
EIGRP cũng có thể cân bằng lưu lượng dữ liệu trên nhiều tuyến đường khác
thông số định tuyến. Cấp độ mà EIGRP thực hiện cân bằng tải được điều khiển bằng câu lệnh variance
Router (config-router)# variance multiplier
Câu lệnh cho phép router thêm những tuyến đường có metric nhỏ hơn multiplier lần giá trị metric nhỏ nhất của tuyến đường tới đích.
Tham số multiplier có giá trị từ 1 đến 128, giá trị mặc định là 1 đồng nghĩa với việc router chạy chế độ cân bằng tải cùng giá trị.
Tham số multipier xác định phạm vi của giá trị metric được tiến trình EIGRP cho phép tham gia cân bằng tải.
122
Hình 7.24: Cân bằng tải trên những tuyến đường không cùng giá trị
Router E chọn con đường qua router C để đến mạng Z vì có giá trị FD nhỏ nhất
bằng 20.
Với giá trị variance bằng 2, router E tiếp tục chọn con đường đi qua router B
để đến mạng Z vì có FD bằng 30 < [ 2*lowest FD = 2*20 = 40].
123
BÀI 8: THÔNG ĐIỆP ĐIỀU KHIỂN VÀ BÁO LỖI CỦA TCP/IP
Mà bài: MĐQTM20-08
Giới thiệu:
IP là một giao thức tự nỗ lực tối đa (Best - effort) để chuyển gói tới đích. Nó không hề có cơ chế nào để xác nhận dữ liệu đã được chưyển tới đích .Dữ liệu có thể gặp sự cố trên đường đi tới đích vì rất nhiều lý do như phần cứng bị hư hỏng, cấu hình sai hoặc thông tin định tuyến không đúng. Để giúp xác định các sự cố xảy ra ,IP sử dụng giao thức thông điệp điều khiển Internet (ICMP - Internet Control Message Protocol) để thông báo cho máy nguồn biết là sự cố xảy ra trong quá trình truyền dữ liệu. Chương này sẽ mô tả các loại thông điệp báo lỗi khác nhau của ICMP và trường hợp nào thì chúng được sử dụng.
Bản thân IP không có cơ chế gửi thông điệp điều khiển và báo lỗi nên nó sử dụng ICMP để thực hiện việc gửi nhận các thông điệp điều khiển và báo lỗi cho host trên mạng. Chương này sẽ tập trung nhiều vào các thông điệp điều khiển .Đây là những thông điệp cung cấp thông tin về cấu hình ,định tính cho host .Am hiểu về thông điệp điều khiển của ICMP là một phần rất quan trọng giúp bạn xử lý sự cố mạng và hiểu được một cách đầy đủ về mạng IP.
Mục tiêu:
- Mô tả ICMP.
- Mô tả cấu truc thông điệp ICMP;
- Xác định loại thông điệp báo lỗi ICMP;
- Mô tả thông điệp điều khiển ICMP;
- Xác định được các loại thông điệp điều khiển ICMP được sử dụng trong mạng
ngày nay;
- Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính.