Nhám bề mặt

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (ngànhcông nghệ ô tô) (Trang 46 - 47)

a) Phôi để gia công lỗ; b) Phôi kẹp trên máy bị biến dạng; c) Lỗ sau khi gia công;d) Sản phẩm tháo ra khỏi máy

1.3.2 Nhám bề mặt

1.3.2.1 Khái niệm

Bề mặt chi tiết sau khi gia công không bằng phẳng một cách lí tưởng mà có những nhấp nhô. Những nhấp nhô này là kết quả của quá trình biến dạng dẻo của lớp bề mặt khi cắt gọt lớp kim loại, là ảnh hưởng của chấn động

khi cắt, là vết lưỡi cắt để lại trên bề mặt và nhiều nguyên nhân khác nữa. Tuy vậy không phải toàn bộ những nhấp nhô trên bề mặt đều thuộc nhám bềmặt.

41

Nhám bề mặt là tập hợp những nhấp nhô có bước tương đối nhỏ và được xét trong giới hạn chiều dài chuẩn L.

Để phân biệt rõ ta xem xét một phần của profin bề mặt đã được khuyếch đại của chi tiết sau khi gia công (Hình 1.39).

Những nhấp nhô có tỷ số giữa bước nhấp nhô (P) và chiều cao nhấp

nhô (h) > 1000 P  1000 thuộc sai lệch hình dạng (h1) 4    Những nhấp nhô 50 P  1000 h thuộc về sóng bề mặt (h2) Những nhấp nhô mà P  50 h thì thuộc nhám bề mặt (h3)

Sở dĩ ta quan tâm đến nhám bề mặt vì nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng làm việc của chi tiết máy.

Trong các mối ghép động, nhám dẫn tới sự mòn trước thời hạn của các bề mặt, vì khi các chi tiết làm việc các đỉnh nhọn của nhám bề mặt bị mài mòn, mặt khác bột kim loại được trộn lẫn với dầu càng đẩy nhanh quá trình mài mòn của các bề mặt.

Trong các mối ghép cố định, nhám làm giảm độ bền chắc cuả mối ghép, bởi vì khi thực hiện mối ghép ép hai chi tiết với nhau các đỉnh nhám bị

san phẳng do vậy đội dôi thực tế sẽ nhỏ hơn độ dôi tính toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật (ngànhcông nghệ ô tô) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)