3 –Đo kích thước bên ngoài; 4 –Đo chiều sâu
Dụng cụ đo kiểu thước cặp gồm các loại thước cặp thông thường để đo trong, đo ngoài, đo chiều sâu và thước cặp đo chiều cao để đo kích thước chiều cao của chi tiết, để vạch dấu.
Có nhiều loại thước cặp với độ chính xác khác nhau:
- Thước cặp 1/10 đo chính xác 0,1mm - Thước cặp 1/20 đo chính xác 0,05mm - Thước cặp 1/50 đo chính xác 0,02mm
- Thước cặp có đồng hồ và thước cặp hiện số kiểu điện tử có độ chính
83
3.3.2 Cấutạo
Hình 3.3. Cấu tạo của thước cặp
dụng cụ đo kiểu thước cặp gồm 2 phần cơ bản:
- Thân thước mang thước chính gắn với đầu đo cốđịnh.
- Thước động mang thước phụ còn gọi là du xích gắn với đầu đođộng. Hình 3.4 mô tả cấu tạo các kiểu thước, khoảng cách giữa 2 đầu đo là kích thước đo được.
Hình 3.4. Các bộ phận chính của thước cặp
3.3.3 Cách đọc kếtquả
Nếu vạch "0" của du xích trùng với vạch nào đó trên trục thước chính thì vạch này chỉ kích thước của vật cần đo theo số nguyên của mm.
Nếu vạch "0" trùng với vạch nào đó trên trục thước chính thì vạchchia trên thước chính ở phía bên trái gần nhất với vạch không của du xích sẽ chỉ số nguyên của mm, còn phần phân số của mm sẽ được đọc theo du xích. Vạch có
số hiệu (trừ vạch 0) trùng với một trong các vạch chia của thang đo chính sẽ cho phần phân số tương ứng của mm và nó được cộng với phần số nguyên của mm.
84
Kích thước: 37,46mm Kích thước: 40mm
Hình 3.5. Đọc kết quả trên thước cặp
Nói chung thước chính có giá trị chia độ là 1mm
Trên thước phụ số vạch chia phụ thuộc độ chính xác của thước. + Thước 1/10 trên du xích có 10 vạch giá trị chia độ là 0,1mm + Thước 1/20 trên du xích có 20 vạch giá trị chia độ là 0,05mm
+ Thước 1/50 trên du xích có 50 vạch giá trị chia độ là 0,02mm
+ Thước cặp đồng hồ: kim chỉ thị của đồng hồ trên bảng chia có giá trị chia đến 0,01mm.
Hình 3.6. Thước cặp sử dụng đồng hồ hiện thị giá trị đo
+ Thước cạp hiện số kiểu điện tử: loại thước này có gắn với các bộ phận xử ký điện tử để cho ngay kết quả chính xác tới 0,01mm
85
Hình 3.7. Thước cặp sử dụng đồng hồ điện tử hiển thị giá trị đo
3.3.4 Thước đo sâu, đo cao
Để đo chiều sâu và độ cao của một vật có kích thước cỡ nhỏ có thể dùng thước cặp để đo bằng cách sử dụng que đo độ sâu và chiều cao.
86
Cách đọc kết quả đo được tương tự như đối với trường hợp đo kích thước của vật bằng phần mỏ cặp của thước.
3.3.5 Cách bảoquản
Không được dùng thước để đo khi vật đang quay, không đo các mặt thô, bẩn. Không ép mạnh hai vỏ đo vào vật đo, làm như vậy kích thước đo được không chính xác và thước bị biếndạng.
Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo để đọc trị số tránh cho mỏ thước đo bị mòn.
Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước trùng lên những dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác lên thước.
Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phoi gang dung dịchtưới.
Hàng ngày hết ca làm việc, phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ bảo quản.
3.4PAN ME
3.4.1 Nguyên lý làm việccủa pan me 3.4.1.1Pan me đo ngoài 3.4.1.1Pan me đo ngoài
a. Công dụng
Dùng đo các kích thước: chiều dài, chiều rộng, độ dày, đường kính ngoài của chi tiết.
Panme đo ngoài có nhiều cỡ, giới hạn đo của từng cỡ là: 0-25; 25-50; 50-75; 75-100; 100-125; 125-150;...;275-300; 300-400; 400-500; 500-600.
87
b. Cấutạo
Hình 3.10. Các bộ phận chính của panme