CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 49 - 51)

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Mục tiêu

- Nhận biết được cấu tạo chung của động cơđốt trong.

Nội dung

bộ phận chính như (hình 2.1), có các bộ phận cố định chính như: piston 7 được đặt trong xy lanh 3. Trục khuỷu 5 quay tròn và nhận truyền động từ thanh truyền 6. Thanh truyền có hai đầu, đầu nhỏ nối với piston bằng một chốt kiểu khớp nối bản lề, đầu to nối với trục khuỷu. Bề mặt xy xanh, đỉnh piston và mặt máy 1 tạo thành buồng làm việc của xy lanh. Lỗ hút có xu páp hút đóng mở để nạp không khí hoặc hỗn hợp, lỗ xả có xu páp xả đóng mở để xả khí đã cháy ra ngoài. Hình 2.1 Các chi tiết cố định: 1. Mặt máy 2. Thân máy 3. Xy lanh

4. Đáy máy (các te) Nhóm chuyển động: 5. Nhóm trục khuỷu (trục cơ) 6. Nhóm thanh truyền 7,8. Nhóm piston 9. Bánh đà 10. Buồng đốt 11. Xu páp 12.Trục cam 13. Con đội 14. Đòn gánh 15. Lò xo

4. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Mục tiêu

- Trình bày và giải thích được các thuật ngữ cơbản của động cơđốt trong.

4.1. Điểm chết:

- Là vị trí tại đó piston ở xa và gần tâm trục khuỷu nhất, mà tại đó piston đổi hướng và có vận tốc bằng không. Thường có hai vị trí

(hình 2.2).

- Điểm chết trên

(D là đường kính xy lanh; S là hành trình của pít t«ng)

piston ở xa tâm trục khuỷu nhất được tính ở vị trí của đỉnh piston, tại đó piston đổi hướng và có vận tốc bằng không.

- Điểm chết dưới (ĐCD): là vị trí của piston ở gần tâm trục khuỷu nhất, tại đó piston đổi hướng và có vận tốc bằng không.

4.2 Hành trình chuyển động của piston (ký hiệu là S):

Là khoảng dịch chuyển tối đa của piston trong xy lanh được tính bằng khoảng cách giữa hai điểm chết.

4.3 Thể tích buồng đốt (ký hiệu là Vc):

Là thể tích phần không gian được tạo ra giữa đỉnh piston ở điểm chết trên, bề mặt xy lanh và mặt máy.

4.4 Thể tích làm việc của xy lanh (ký hiệu là VH):

Là thể tích phần không gian giới hạn bởi bề mặt làm việc của xy lanh và đỉnh piston dịch chuyển từ điểm chết này đến điểm chết kia.

4.5 Thể tích toàn phần (ký hiệu là Va):

Là tổng thể tích của buồng đốt (Vc) và thể tích làm việc (VH) Va = Vc + VH

2.4.6 Kỳ (Thì):

Là một phần của quá trình công tác được tính bằng góc quay của trục khuỷu ứng với thời gian piston dịch chuyển từ điểm chết này đến điểm chết kia.

4.7 Chu trình làm việc (CTLV):

CTLV của động cơ đốt trong là quá trình hút - ép - nổ - xả, diễn ra theo một trật tự nhất định để thực hiện một lần sinh công. CTLV được lặp đi lặp lại trong quá trình làm việc của động cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 49 - 51)