Hiện tượng hao mòn

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 73 - 74)

- Lập thành thạo được bảng hành trình làm việc của động cơ nhiều xy lanh Nhận biết động cơ4,6 xy lanh thẳng hàng, 6,8 xy lanh hình chữ V.

2.1 Hiện tượng hao mòn

Các chi tiết bị hao mòn do ma sát là hiện tượng môi trường tiếp xúc cản trở hay chống lại khuynh hướng chuyển động.

Máy móc thường hao mòn với cácloại ma sát sau:

- Môi trường tiếp xúc: ma sát khô, ma sát ướt và ma sát nửa khô, nửa ướt.

- Tính chất chuyển động: ma sát trượt, ma sát lăn.

- Trạng thái chuyển động tương đối: ma sát tĩnh và động.

Khi chúng ta bảo quản máy móc không tốt hoặc trong quá trình máy làm việc bôi trơn không tốt thì máy càng bị mài mòn nhanh. Các chi tiết làm việc mặt tiếp xúc là mặt phẳng khi mài mòn sẽ mòn không đều tạo thành các rãnh, vết mòn làm giảm khả năng làm việc của chi tiết. Các chi tiết dạng tròn khi mài mòn sẽ làm chi tiết có dạng ô van và hình côn, tăng khe hở làm giảm độ kín, giảm chất lượng làm việc. Khi mòn ở những vị trí có điều kiện làm việc không tốt, nhiệt độ

cao, bôi trơn không tốt thường mòn nhanh hơn, còn những vị trí có điều kiện làm việc tốt, bôi trơn tốt (ma sát ướt) sẽ mòn chậm hơn. Ngoài ra mài mòn nhanh, chậmcòn phụ thuộc vào loại ma sát ví dụ: ma sát lăn mài mòn chậm hơn ma sát trượt,ma sát tĩnh mài mòn chậm hơn ma sát động,...Vì vậy muốn cho chi tiết mài mòn chậm, kéo dài thời gian làm việc cần phải tạo chi tiết có môi trường làm việc tốt, bôi trơn tốt. Do đó trong quá trình hoạtđộng, sử dụng máy móc ta phải thường xuyên chăm sóc bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật chung ô tô và công nghệ sửa chữa (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 73 - 74)