Theo tham luận về phát triển du lịch MICE tại Tọa đàm với 10 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại Tp Hồ Chí Minh năm 2010 [5] , Sở

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 76 - 77)

hành, khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2010 [5], Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã đề ra 3 phương án dự báo lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ 2015 đến 2020. Căn cứ theo tình hình thực tế của kinh tế Việt Nam và thế giới, cũng như dự tính các rủi ro có thể xảy ra, Sở đề xuất thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh theo phương án 2, tức mức tăng của khách quốc tế đến Thành phố ở mức trung bình 15%/năm.

Bảng 3.1: Dự báo lượng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh năm 2015-2020

2015 2020

Phương án 1 Khách quốc tế 4.160.000 5.460.000

(tăng 10%/năm) Khách MICE 832.000 1.092.000

Phương án 2 Khách quốc tế 3.902.000 5.437.000 (tăng 15%/năm) Khách MICE 988.000 1.378.000 Phương án 3 Khách quốc tế 5.720.000 7.320.000 (tăng 20%/năm) Khách MICE 1.144.000 1.664.000

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh)

3.2.3. Thị trường Du lịch MICE

Các thị trường trọng điểm của du lịch MICE

-Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Nga), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Úc và ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia).

Các thị trường tiềm năng của du lịch MICE

- Trung Đông (Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ): thị trường hồi giáo tiềm năng với mức thu nhập cao và đường bay trực tiếp đến thành phố.

- Nam Á (Ấn Độ): thị trường lớn, đông dân.

- Bắc Âu và Đông Âu: thị trường tiềm năng và đang phát triển rất nhanh so với thị trường Tây Âu truyền thống.

- Các thị trường ASEAN khác (Philippines, Indonesia, Myanmar): thị trường mới và tiềm năng, đang có xu hướng tăng cần được đầu tư nghiên cứu và đẩy mạnh xúc tiến.

3.3. Phân tích SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat) về du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh tại Tp. Hồ Chí Minh

Để phù hợp với mục đích nghiên cứu của Luận văn là xác định các giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2013 đến ngày 15/5/2013, học viên đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia (với tư cách cá nhân) về những điểm mạnh và những khó khăn, thách thức trong phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, phân khúc MICE tập trung phát triển, các giải pháp phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh và giải pháp ưu tiên trước mắt. Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp và qua e-mail. Câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Việt và tiếng Anh (câu phỏng vấn và trả lời đính ở phần Phụ lục). Các chuyên gia được phỏng vấn bao gồm:

- 01 đại diện Tổng cục Du lịch (TS. Trịnh Xuân Dũng, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục). - 01 đại diện Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (PGS.TS. Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng).

- 01 đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh (Bà Nguyễn Phước Bảo Châu, Phòng Khách sạn, chuyên trách về du lịch MICE).

- 01 đại diện khách sạn tại Tp. Hồ Chí Minh (Ông Tào Văn Nghệ, Tổng Giám đốc Khách sạn Rex).

- 01 đại diện công ty lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh (Ông Phạm Mai Hoàng Lộc, Giám đốc quản lý MICE, Phòng Du lịch quốc tế, Công ty lữ hành Saigontourist).

- 01 đại diện nước ngoài (TS. Dietmar Kielnhofer, nguyên Tổng Giám đốc Khách sạn Sheraton tại Tp. Hồ Chí Minh, hiện đang công tác tại Tokyo, Nhật Bản).

Dựa trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, học viên đã tiến hành tổng hợp Bảng SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh (xếp theo thứ tự quan trọng) như sau:

Bảng 3.2: Bảng SWOT về phát triển Du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh

Xếp Điểm mạnh Xếp Điểm yếu

thứ tự thứ tự

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 76 - 77)