Về phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 88 - 90)

3 Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên được quan tâm đầu

3.4.5.Về phát triển nhân lực

3.4.5.1. Công tác bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn của cơ quan quản lý du lịch

- Tổ chức các hội thảo về du lịch MICE

- Tổ chức các lớp đào tạo Giám đốc lữ hành, Giám đốc khách sạn, PCO, DMC, PEO về nghiệp vụ du lịch MICE.

- Phối hợp với Lãnh sự quán một số nước tại Thành phố để tổ chức các buổi chuyên đề về đặc điểm tâm lý, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch.

- Tranh thủ sự giúp đỡ tài trợ của các tổ chức như JICA, PATA, UNWTo trong việc huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch MICE.

- Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo du lịch với các trường và các Học viện du lịch nổi tiếng trên thế giới.

3.4.5.2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng của các doanh nghiệp du lịch MICE

- Khuyến khích các doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên nhằm phục vụ khách du lịch MICE.

- Các doanh nghiệp đặt hàng đào tạo đối với các trường để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của mình, đồng thời các trường cũng nắm bắt được nhu cầu thực tiễn để cải tiến chương trình cho phù hợp với thực tế.

- Cần có chế độ khuyến khích các hình thức tự học đối với cán bộ, nhân viên nhằm phát huy hơn nữa tinh thần tự bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đơn vị.

- Xây dựng website về nguồn nhân lực du lịch để cung cấp những thông tin lao động trong ngành.

- Tiếp tục tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ du khách, nghiệp đoàn xích lô quận 1 và đội ngũ tài xế du lịch, nhân viên của khách sạn, đại lý du lịch, nhà hàng... phục vụ khách MICE. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức hội thi kiểm tra, nâng cao tay nghề.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ phiên dịch viên, đội ngũ cán bộ tổ chức, quản lý sự kiện. Bên cạnh những giải pháp nêu trên, người viết xin đề xuất một số giải pháp đột phá trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các thành phố phát triển du lịch MICE thành công trong khu vực như sau:

- Tp. Hồ Chí Minh nên triển khai Chương trình Đại sứ hội thảo nhằm tặng thưởng và khuyến khích các nhà tổ chức hội thảo không chuyên nghiệp. Đây là các chuyên gia và những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong những lĩnh vực kinh tế chính của Tp. Hồ Chí Minh. Những

“Đại sứ” này đại diện cho Tp. Hồ Chí Minh để giơ tay đăng cai các hội nghị, hội thảo, sự kiện thương mại quốc tế và những sự kiện khác.

- Xây dựng chương trình phát triển du lịch MICE “Be in Hochiminh city” nhằm khuyến khích các hiệp hội, tổ chức quốc tế đặt trụ sở chi nhánh Châu Á-Thái Bình Dương tại Tp. Hồ Chí Minh.

- Xây dựng chính sách “Doing Business in Hochiminh city” nhằm khuyến khích các công ty, tập đoàn (đa quốc gia và địa phương) đặt trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh thông qua chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển kinh tế.

- Xây dựng thương hiệu Du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh như “Hochiminh city- a MICE destination”, “Hochiminh city – a place for meeting and exhibition”, “Business events in Hochiminh city”…

- Phòng quản lý du lịch MICE của Tp. Hồ Chí Minh có trách nhiệm hỗ trợ việc tìm kiếm và đấu thầu các sự kiện quốc tế, đặc biệt các sự kiện liên quan kinh tế, thương mại.

- Triển khai các chương trình hỗ trợ việc đăng cai hội nghị, triển lãm quốc tế như tặng thưởng bằng tiền mặt, hiện vật, bằng khen… và các hình thức hỗ trợ khác nếu đáp ứng đủ điều kiện về số lượng khách nước ngoài tham dự và có tác dụng xúc tác các ngành kinh tế khác của Thành phố phát triển. Thành phố có thể chia ra các cấp độ khác nhau để tặng thưởng tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của sự kiện như cấp 1 tương ứng với bao nhiêu đại biểu và được tặng thưởng bao nhiêu tiền, cấp 2, cấp 3 cũng tương tự như vậy.

- Tp. Hồ Chí Minh mở rộng, hoàn thiện, nâng cấp các trung tâm hội chợ, triển lãm hiện có và xây dựng thêm những trung tâm hội chợ, triển lãm lớn mang tầm khu vực và quốc tế.

Phân đoạn MICE Tp. Hồ Chí Minh nên tập trung ưu tiên phát triển

Trong 3 phân đoạn của du lịch MICE, tất cả các chuyên gia đều nhất trí tại thời điểm này, Tp. Hồ Chí Minh nên tập trung phát triển phân khúc hội nghị, hội thảo. Lý do được đưa ra là:

- Phù hợp với thế mạnh về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Thành phố - Không đòi hỏi nhiều các dịch vụ bổ trợ

- Diễn ra trong thời gian ngắn

- Nhằm trao đổi thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài vào Thành phố và các tỉnh Đông Nam Bộ để giải quyết vấn đề kinh tế.

Riêng Tiến sỹ Dietmar Kielnhof cho rằng trong mảng hội nghị, hội thảo nên ưu tiên thị trường hội nghị của các công ty, tập đoàn vì Thành phố đã có sẵn thị trường này do là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, đầu tư hàng đầu Việt Nam.

Giải pháp ưu tiên triển khai trước mắt

Trong các giải pháp phân tích ở trên, các chuyên gia đều có những lựa chọn khác nhau về giải pháp sẽ triển khai trước mắt, riêng TS. Dietmar Kielnhofer không trả lời câu hỏi này.

Theo quan điểm của học viên, ta nên triển khai song song, đồng bộ 5 nhóm giải pháp, trong đó ưu tiên tập trung triển khai một số giải pháp trước mắt như sau:

- Tập trung vào yếu tố con người: nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch MICE. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khắc phục tình trạng giao thông: giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm.

- Thành lập Phòng quản lý du lịch MICE (MICE Bureau) trực thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh.

- Nâng cao cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch (khách sạn 3-5 sao và Trung tâm Hội chợ, Triển lãm)

3.5. Kiến nghị

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 88 - 90)