NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN Của Bà Nguyễn Phước Bảo Châu –

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 102 - 107)

28. Thailand Convention and Exhibition Bureau, (2011), MICE industry trend 2012.

NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN Của Bà Nguyễn Phước Bảo Châu –

Của Bà Nguyễn Phước Bảo Châu –

Phòng Khách sạn, Sở VHTTDL Tp. Hồ Chí Minh

1.Theo Ông (Bà), Tp. Hồ Chí Minh có những điểm mạnh gì để phát triển du lịch MICE?

Là một trung tâm kinh tế- văn hóa- khoa học công nghệ với đầu mối hệ thống giao thông quan trọng như Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng Sài Gòn…, các khu công nghiệp tọa lạc tại quanh vành đai Thành phố, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú và trải dài trên nhiều địa hình khác nhau, nhiều điểm tham quan du lịch; người Thành phố Hồ Chí Minh khá nhạy bén, cởi mở, nhiệt tình, thích nghi nhanh với hội nhập; Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng to lớn trong việc tiếp cận, khai thác và phát triển du lịch MICE - một xu hướng du lịch của toàn thế giới.

Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một thành phố đa dạng về văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm... Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn. Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện . Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

2. Theo Ông (Bà), Tp. Hồ Chí Minh gặp phải những khó khăn, thách thức gì khi phát triển du lịch MICE?

Thách thức:

- Toàn cầu hóa kinh tế-xã hội khiến cạnh tranh du lịch trong và ngoài nước trở nên quyết liệt. - Nguồn vốn đầu tư cho du lịch hội nghị còn thấp do kinh tế Thành phố cũng như Việt Nam bắt đầu phát triển trễ hơn các nước trong khu vực.

- Năng lực cạnh tranh sản phẩm du lịch hội nghị của Thành phố còn thấp.

Khó khăn:

• Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh về đêm:

Theo các hãng lữ hành, có đến 80% du khách nước ngoài đến Thành phố Hồ Chí Minh muốn tham quan “Sài Gòn by night” (Sài Gòn về đêm) nhưng phần lớn không biết đi đâu. Thành phố còn hiếm những trung tâm biểu diễn đặc trưng như võ thuật, nghệ thuật, các trung tâm kịch nghệ trình diễn có bài bản, hệ thống, có tính khái quát hoặc chuyên sâu về lịch sử, văn hóa của Việt Nam.

• Dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan:

Là một Thành phố năng động và phát triển nhất nước, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về cả số lượng lẫn chất lượng các khu vui chơi, giải trí tham quan, nhưng còn đơn điệu và mang tính sao chép từ những loại hình sẵn có, không theo một quy hoạch tổng thể chung, nên rất dễ gây nhàm chán cho đối tượng khách sang và yêu cầu cao như khách MICE.

Hiện nay, các khu vui chơi giải trí, tham quan có thể chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gắn với việc khai thác các điều kiện tự nhiên, và nhóm 2 gắn với việc khai thác các cơ sở vật chất nhân tạo. Yếu điểm chung của loại hình dịch vụ này thường mang tính đầu tư chậm, chắp vá, thiếu tính quy hoạch nên rất khó giữ chân khách. Cụ thể như: hai công viên giải trí lớn hiện nay là Đầm Sen và Suối Tiên, tuy có đầu tư rất lớn cho việc xây dựng nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức phục vụ khách

hạng sang, đôi lúc tập trung xây dựng những hạng mục mới mà ít tập trung tu dưỡng những hạng mục cũ khiến tổng thể công viên trở nên lộn xộn, mất mỹ quan…

Vài năm gần đây, Thành phố đang dần hình thành một hệ thống các khu vui chơi giải trí cao cấp cho khách cao cấp và người có thu nhập cao như sân golf, trung tâm thương mại cao cấp, rạp chiếu phim chất lượng cao…đáp ứng phần nào nhu cầu của khách MICE. Nhìn chung, công nghiệp vui chơi, giải trí, tham quan tuy đã cố gắng đa dạng, song không theo một quần thể liên hợp và liên hoàn để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách.

• Dịch vụ du lịch ẩm thực:

Bên cạnh hệ thống nhà hàng, quán ăn đặc sắc, phong phú, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa có phương án giải quyết như: an ninh khu vực chưa thật sự đảm bảo, khu vực đậu xe bị hạn chế, vệ sinh cảnh quan chung chưa tốt.

• Dịch vụ mua sắm hàng hóa, hàng lưu niệm:

Hầu hết ở mọi nơi trong thành phố, du khách đều có thể tìm ra cho mình một món hàng yêu thích. Nhưng điều quan trọng ở đây là làm sao hàng hóa tạo được ấn tượng cho du khách. Yêu cầu của khách MICE thường rất cao và tinh tế, nhưng hiện nay, các sản phẩm lưu niệm ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn hiếm có thứ gì đặc sắc mang đậm dấu ấn Sài Gòn- Thành phố Hồ Chi Minh, đa số chỉ mới là đầu mối tập hợp các sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ truyền thống từ các vùng miền khác.

• Sự phát triển của các cơ sở lưu trú du lịch:

Bên cạnh những mặt tích cực , hê c̣thống CSLTDL của thành phố cũng còn nhiều hạn ch ế, thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, tình hình khủng hoảng tài chính – ngân hàng trên phạm vi toàn cầu từ cuối năm 2008 và dịch cúm A/H1N1 từ giữa năm 2009 đã và đang ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh du lịch – khách sạn nước ta nói chung và TP.HCM nói riêng.

Thứ hai, khách sạn 3 – 5 sao hiện chiếm tỉ lệ thấp, năm 2012, thành phố chỉ có 89 khách sạn 3-5 sao với 11272 phòng chiếm 35% tổng số phòng (trong đó khối khách sạn cao cấp 4-5 sao chiếm tỷ lệ 21,1% tổng số phòng). Số còn lại hầu hết là khách sạn nhỏ, ít phòng, ít dịch vụ, thiết kế, trang trí chưa chuyên nghiệp, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghiệp vụ khách sạn và sử dụng ngoại ngữ thấp, do đó chất lượng dịch vụ không cao, không đáp ứng được yêu cầu của các đoàn khách quốc tế, khách du lịch thương nhân , là các nhóm khách có khả năng thanh toán cao nhưng yêu cầu về chất lượng và phong cách phục vụ chuyên nghiệp cao.

 Phục vụ hội nghị:

Số lượng địa điểm với chất lượng đạt chuẩn quốc tế để tổ chức hội nghị trên địa bàn thành phố hiện tại vẫn còn quá hạn chế so với nhu cầu từ MICE hằng năm. Các khách sạn nhỏ hơn thường chỉ có thể cung cấp 1- 5 phòng họp với quy mô 20-50 đại biểu, các thiết bị hỗ trợ hội nghị cần thiết vẫn chưa được đầu tư đúng mức và đầy đủ. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm đầu năm 2010, ngoài các phòng hội nghị thuộc hệ thống khách sạn 3-5 sao, Thành phố chưa có nhiều đơn vị có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hội nghị, hội thảo, triển lãm; trong khi tại Hà Nội, các công trình phục vụ hội nghị đã được xây dựng hoàn thiện vừa cho hoạt động mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long cũng như du lịch hội nghị tại Hà Nội sau này như: Trung tâm hội nghị Quốc gia có tổng diện tích sàn lên đến 60.000 m2 với phòng

họp chính có sức chứa đến 3.800 người, diện tích là 4.256 m2… Điều này lại càng tăng sự cạnh tranh về điểm đến giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

3. Trong 4 phân khúc chính của du lịch MICE, cụ thể:

- Đăng cai tổ chức hội nghị, sự kiện của các tập đoàn, công ty lớn, đa quốc gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đăng cai tổ chức hội thảo, đại hội của các tổ chức, hiệp hội quốc tế (tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tổ chức nghề…)

- Du lịch khen thưởng - Triển lãm

Tp. Hồ Chí Minh nên ưu tiên phát triển phân khúc nào? Tại sao?

Với sự phát triển không ngừng về kinh tế và nhân lực, đồng thời nhận thức tầm quan trọng của ngành du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh đang phấn đấu trở thành một điểm đến lý tưởng đối với khách du lịch. Hiểu rõ những thuận lợi từ tự nhiên và những thế mạnh của địa phương, Thành phố xác định hướng phát triển mũi nhọn của ngành du lịch từ nay đến 2015 chính là du lịch MICE. Tuy nhiên, do thực tế khách quan và bước đầu phát triển, thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang khai thác phần lớn là du lịch hội họp, hội thảo và hội nghị

4. Để phát triển du lịch MICE ở Tp. Hồ Chí Minh, cần có những giải pháp gì? (về cơ chế chính sách, sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ bổ sung, marketing, đầu tư, nhân lực) chính sách, sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ bổ sung, marketing, đầu tư, nhân lực)

Thành phố cùng các tỉnh cần thống nhất về quy hoạch các tuyến điểm du lịch và có biện pháp phối hợp giữ gìn cảnh quan tài nguyên du lịch có như thế sẽ phát huy được thế mạnh, đặc thù riêng bởi liên kết hợp tác là con đường ngắn nhất để du lịch hội nghị Thành phố phát triển.

Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cũng cần được coi là vấn đề sống còn. Thành phố nên có hướng đào tạo tập trung và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công nhân viên; xây dưng kế hoạch cử các cán bộ đang công tác trong ngành du lịch đi đào tạo chuyên nghiệp du lịch, khách sạn ở nước ngoài. Ngoài ra, Ủy ban cần xem xét việc sớm thành lập Trung tâm xúc tiến Du lịch với vai trò là một cơ quan xúc tiến du lịch chuyên nghiệp của Thành phố, tiến đến xây dựng và phát triển một số tổ chức có vai trò là nhạc trưởng cho phát triển du lịch hội nghị tại thành phố Hồ Chí Minh (Convention Bureau of Ho Chi Minh City).

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh nên có tờ trình đề nghị lãnh đạo thành phố quan tâm chỉ đạo và giải quyết ngân sách hợp lý cho ngành du lịch thành phố để có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, làm giàu cho môi trường kinh doanh du lịch MICE; đồng thời Sở cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cấp quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương, với Ủy ban nhân dân Thành phố, Quận huyện, Phường xã, với các Bộ ngành chức năng thường xuyên tổng rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, bổ sung hoàn chỉnh các Thông tư liên ngành… về quản lý vận chuyển khách đường bộ, các di tích văn hóa- lịch sử, danh lam thắng cảnh và lễ hội, các loại hình vui chơi giải trí…; phối hợp với Bộ ngoại giao, Cảng Hàng không, Tổng cục hải quan… về quản lý xuất nhập cảnh, cải tiến thủ tục vi sa, thanh toán, chuyển đổi ngoại tệ…

Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, truyền thanh, truyền hình, Thành phố cần tuyên truyền sâu rộng việc giữ gìn mội trường du lịch, tổ chức thường xuyên hội nghị, hội thảo về đẩy mạnh du lịch MICE tại thành phố với sự tham gia của nhiều thành phần.

5. Trong những giải pháp Ông (Bà) đưa ra, Tp. Hồ Chí Minh nên ưu tiên triển khai giải pháp nào trước mắt?

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố đã có đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố cẩn xem xét việc thành lập một tổ chức với chức năng đảm nhận tất cà các dịch vụ liên quan đến MICE do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm tập hợp mọi nguồn lực, kể cả các nguồn lực từ tài chính xã hội, cũng như tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến hình ảnh, điểm đến MICE của Thành phố Hồ Chí Minh.

NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

của Ông Phạm Mai Hoàng Lộc- Giám đốc quản lý MICE, Phòng Du lịch quốc tế, Công ty lữ hành Saigontourist – Tp. Hồ Chí Minh

1. Theo Ông (Bà), Tp. Hồ Chí Minh có những điểm mạnh gì để phát triển du lịch MICE?

 Cơ sở hạ tầng tương đối tốt (KS 5 sao, Trung Tâm Triển Lãm, Nhà hàng lớn & đủ tiêu chuẩn quốc tế)

 Đường bay quốc tế nhiều và thuận tiện  Con người xử lý công việc linh hoạt và thân thiện

2. Theo Ông (Bà), Tp. Hồ Chí Minh gặp phải những khó khăn, thách thức gì khi phát triển du lịch MICE?

 Sản phẩm du lịch ko đa dạng như một số nước Châu Á lân cận  Giá cả chưa được cạnh tranh như một số nước Châu Á lân cận

 Cở sở hạ tầng chưa đáp ứng được các đoàn lớn trên 800-1.000 khách

 Dịch vụ hỗ trợ chưa phát triển đồng bộ (có thể nói là tự phát, chưa chuyên nghiệp,…)

 Nạn chèo kéo khách & bán hàng lưu niệm đang trở thành “vấn nạn”. Khách du lịch bình thường sợ, khách MICE càng lo lắng

3. Trong 4 phân khúc chính của du lịch MICE, cụ thể: - Hội nghị

- Hội thảo

- Du lịch khen thưởng - Triển lãm

 Du lịch khen thưởng, hội thảo

4. Để phát triển du lịch MICE ở Tp. Hồ Chí Minh, cần có những giải pháp gì? (về cơ chế chính sách, sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ bổ sung, marketing, đầu tư, nhân lực)

 Cơ sở hạ tầng: nên đầu tư thêm các KS 4-5 sao, Trung Tâm Triển lãm phải đi cùng với KS & Phòng họp (vì hiện nay các nơi này chỉ đầu tư để triển lãm)

 Chính quyền nên có biện pháp cứng rắn giải quyết nạn chèo kéo khách & bán hàng

5.Trong những giải pháp Ông (Bà) đưa ra, Tp. Hồ Chí Minh nên ưu tiên triển khai giải pháp nào trước mắt? Cơ sở hạ tầng

NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Ông Tào Văn Nghệ, Tổng Giám đốc Khách sạn Rex – Tp. Hồ Chí Minh

1.Theo Ông (Bà), Tp. Hồ Chí Minh có những điểm mạnh gì để phát triển du lịch MICE?

Các điểm mạnh của Thành Phố Hồ Chí Minh để phát triển du lịch MICE

1.1_ Khí hậu

Nói đến TP.HCM không chỉ nói đến tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, mà TP.HCM còn là một trung tâm về Văn Hóa, Xã Hội, Khoa Học, Giáo Dục và du lịch của cả nước. Luôn là đầu tàu kinh tế của cả nước, chỉ chiếm 0,63% diện tích cả nước nhưng TP.HCM lại là mái nhà chung của hơn 8,3% dân số Việt Nam. Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng có thể là mùa du lịch.

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 102 - 107)