100 109,3 116,5 4.lợi nhuận sau thuế Triệu
3.1.1.2. Dự báo tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Năm 2015, ngành du lịch gặp phải những khó khăn, thách thức không nhỏ khi tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, căng thẳng chính trị giữa một số quốc gia, xung đột sắc tộc, kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó, tai nạn hàng không sảy ra lien tục cùng với sự bùng phát của các dịch bệnh lớn tạo tâm lý e ngại đối với du khách. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô từng bước ổn định, tăng trưởng kinh tế dần hồi phục, sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng đang dần phát triển trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế cũng ngày một lớn mạnh.Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan trong vùng biển của Việt Nam đã ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngành Du Lịch, gây giảm sút về lượng khách quốc tế chủ yếu là các thị trường nói tiếng trung. Sự mất giá liên tục của đồng rup Nga cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút khách nga – một thị trường quan trọng của du lịch việt nam.
Tuy nhiên từ đầu năm 2016 đến nay các địa phương trọng điểm du lịch nước ta đã có thời gian đón khách đầu năm khá thành công. Hi vọng cùng với việc Ngành tập trung triển khai nghị quyết 92/NQ-CP của chính phủ về đẩy mạnh phát triển du lịch việt nam trong thời kỳ mới được sẽ tạo động lực thúc
đẩy du lịch việt nam vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trong năm nay và các năm tiếp theo.
Từ nay đến năm 2018, mục tiêu tổng quát của chính phủ là đưa ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới, vì thế ngành du lịch được dự báo là sẽ gia tăng tốc độ tăng trưởng. Đến năm 2018 dự báo hiệu quả kinh doanh của các đơn vị du lịch sẽ được nâng cao nhờ thực hiện nhiều các giải pháp có tính thu hút lâu dài.