2. Thực trạng công tác truyềnthông chính sáchBHXH, BHYT,BHTN
2.2. Công tác truyềnthông chính sáchBHXH, BHYT,BHTN
Những năm qua, tại tỉnh Điện Biên, công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN đã có những đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị cũng như của toàn Ngành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp BHXH của Ngành và thu được nhiều thắng lợi. Công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN đã được đẩy mạnh từ tỉnh đến các huyện, thị, thành phố. Cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể quan tâm hơn tới công tác triển khai thực hiện; Nhận thức của NLĐ, NSDLĐ và xã hội về chính sách BHXH, BHYT, BHTN từng bước có những chuyển biến tích cực; Nội dung truyền thông luôn bám sát quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước, các chế độ, chính sách mới đang hiện hành về BHXH, BHYT, BHTN nhất làđịnh hướng được nêu trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai 37
đoạn 2012- 2020; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH. Hoạt động truyền thông BHXH, BHYT, BHTN tại tỉnh Điện Biên đã tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu đó là:
Tạo sự đồng thuận xã hội, ủng hộ, chấp hành chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN
Chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN có bản chất ưu việt, nhân văn, vì con người, vì an sinh xã hội, trên thế giới đã thực hiện hàng trăm năm nay; tuy nhiên do mới chính thức được thực hiện ở nước ta từ sau Đại hội VI của Đảng (1986) với quy mô và phạm vi rộng lớn; do đó BHXH tỉnh xác định, nội dung quan trọng hàng đầu của công tác truyền thông tại tỉnh là tuyên truyền, giải thích, tạo sự đồng thuận xã hội, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN đi nhanh vào cuộc sống.
Nội dung cụ thể là:
- Truyền thông chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN để các cấp, các ngành thấy rõ vai trò trách nhiệm trong công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách hiểu biết, tự giác chấp hành; đồng thời qua truyền thông nắm được thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.
- Tuyên truyền, phổ biến sự cần thiết phải thực hiện BHXH, BHYT, BHTN, vì đây là những chính sách ASXH quan trọng, trợ giúp người dân vượt qua khó khăn khi gặp rủi ro trong cuộc sống, như ốm đau, sinh đẻ, tai nạn, thất nghiệp, tuổi già, tử vong...; đồng thời, nhờ thực hiện các chính sách an sinh này, xã hội được an toàn, an ninh, chính trị được ổn định, giữ vững, là nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
- Truyền thông quảng bá vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng, bản chất của BHXH, BHYT giúp cho xã hội phân biệt được sự khác biệt với hoạt 38
động bảo hiểm thương mại, để đồng tình ủng hộ, tự giác chấp hành. Đồng thời, khẳng định vị trí, vai trò trụ cột của BHXH, BHYT trong hệ thống chính sách ASXH.
Phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Phát triển đối tượng tham gia gắn liền với công tác thu, xây dựng, phát triển quỹ BHXH, BHYT, BHTN; nhờ đó, có nguồn tài chính để chi trả các chế độ, chính sách cho người tham gia, thụ hưởng và chi phí quản lý theo quy định của pháp luật. Phát triển đối tượng tham gia được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, xác định mục tiêu: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN; trên 80% dân số tham gia BHYT”.
Ngày 23/5/2018, Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với mục tiêu: Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng-hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch. Phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.
Để tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu này, công tác truyền thông có vai trò quan trọng hàng đầu. Theo đó, BHXH tỉnh xác định truyền thông phát 39
triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:
- Truyền thông về sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp ASXH nói chung và BHXH, BHYT nói riêng.
- Truyền thông về quyền lợi, trách nhiệm thực hiện BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, vì sức khỏe, cuộc sống của ban thân, gia đình và sự ổn định, ASXH; để các đối tượng hiểu, biết, tự giác chấp hành.
- Truyền thông để cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị nhận thức và thực hiện tốt trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Truyền thông để cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ trong Ngành nhận thức được trọng trách phục vụ đối tượng, tránh gây phiền hà, sách nhiễu, tạo niềm tin, thu hút, hấp dẫn người tham gia ngày càng đông đảo.
Có thể nói, trong những năm qua, công tác truyền thông của BHXH tỉnh Điện Biên đã góp phần tích cực trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, được thể hiện qua bảng kê dưới đây:
Bảng 4:
Số liệu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN và số thu BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013-2018
Số người tham gia Số tiền thu Số người Tỷ lệ % so Số tiền Tỷ lệ %
Năm với năm so với
tham gia thu (triệu
trước năm (người) đồng) trước 2013 510.526 0,52 693.060 14 2014 517.460 1,36 782.845 13 2015 529.263 2,28 807.115 3,1
2016 551.181 4,14 887.772 10
2017 563.286 2,20 958.408 8
2018 575.528 2,17 1.040.939 8,6
(Nguồn: Phòng Quản lý Thu BHXH tỉnh Điện Biên).
Bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, vì sự phát triển bền vững của chính sách
Chính sách BHXH, BHYT, BHTN thể hiện tính ưu việt của chế độ, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tuy nhiên, do là những trụ cột chính quan trọng của hệ thống ASXH, hoạt động mang tính liên ngành, rộng lớn, bao quát nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, có sự tham gia của nhiều bên (Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ, nhân dân…). Mặt khác, cơ chế quản lý khá phức tạp, những hành vi tiêu cực, sai phạm, như trốn đóng, nợ đọng, lợi dụng, trục lợi quỹ,… thường xuyên xảy ra. Bởi lẽ đó, BHXH tỉnh xác định,truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN là việc làm cần thiết trong thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; bên cạnh việc truyền thông quyền và nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, còn thực hiện nhiệm vụ cảnh báo, răn đe, tạo áp lực xã hội đấu tranh mạnh mẽ, vì nghiêm minh của pháp luật và sự phát triển bền vững của chính sách.
Cổ vũ, động viên, nhân rộng gương tốt, điển hình tiên tiến.
Trong những năm qua, trong quá trình tổ chức triển khai chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, tại tỉnh Điện Biên, đã xuất hiện nhiều tấm gương tốt, những điển hình tiên tiến trên khắp các lĩnh vực hoạt động, từ công tác thu, nộp, chi trả, quản lý, sử dụng quỹ, cải cách hành chính…. Xét thấy, tự thân
những tấm gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến đã có giá trị. Nhưng giá trị ấy sẽ có cơ hội phát huy, tỏa sáng khi được cấp trên và truyền thông phát hiện, khích lệ kịp thời, đúng lúc. Vì được xã hội, cộng đồng và người khác tôn trọng, ngưỡng mộ là một trong những nhu cầu chính đáng của con người và đó cũng là động lực để người được khen ngợi, tôn vinh tiếp tục phấn đấu tốt hơn. Do đó, nội dung truyền thông cổ vũ, động viên, nhân rộng gương tốt, điển hình
tiên tiến được BHXH tỉnh coi trọng và thực hiện tương đối tốt, BHXH tỉnh thực hiện phương châm “Lấy hoa thơm đẩy lùi cỏ dại”, đồng thời thực hiện công bằng và bình đẳng trong thực thi pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.
Bảo vệ thành quả, củng cố lòng tin, xây dựng uy tín, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, vì sự phát triển và ASXH.
Thực tiễn tổ chức thực hiện cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh, không ít lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học các cấp, các ngành và người tham gia vẫn nhầm lẫn BHXH là đơn vị sản xuất, kinh doanh, đôi khi, vẫn có người gọi là “Công ty”…Qua các kênh thông tin phản hồi cho thấy, cảm nhận của đối tượng tham gia, thụ hưởng đối với chất lượng phục vụ còn là vấn đề đáng phải quan tâm.
Hiện nay, với sự phát triển của Internet, truyền thông xã hội cho phép công dân mạng tự tạo lập kênh thông tin của riêng mình, có mạng lưới độc giả rộng lớn, có khả năng lan truyền và truyền tải thông điệp rất nhanh. Chính vì vậy, đi đôi với truyền thông quảng bá, truyền thông bảo vệ thành quả, củng cố lòng tin, xây dựng uy tín, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, vì sự phát triển và ASXH là vấn đề luôn đặt ra và yêu cầu thực hiện đồng thời, thường xuyên, liên tục và có tổ chức chặt chẽ, khoa học; xứng đáng với vị trí trụ cột chính,quan trọng của chính sách ASXH như Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2013 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020 đã khẳng định.
Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban Cán sự BHXH Việt Nam đã chỉ rõ, một trong những mục tiêu quan trọng, định hướng nội dung trọng tâm của công tác truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN trong tình hình mới là: “Bảo vệ thành quả, củng cố lòng tin, xây dựng uy tín, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, vì sự phát triển bền vững của Ngành, tích cực góp phần bảo đảm ASXH đất nước thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng”.
Bên cạnh những nội dung truyền thông chủ yếu kể trên, BHXH tỉnh còn chú trọng nội dung truyền thông đặc thù như: Truyền thông đối với NLĐ trong
các doanh nghiệp; Truyền thông đối với người đồng bào dân tộc thiểu số; Truyền thông phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, BHYT HSSV, thực hiện BHTN; Truyền thông xây dựng, phát triển bền vững Quỹ BHXH, BHYT.
Những kết quả đạt được trong công tác truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN của BHXH tỉnh trong những năm qua đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của NLĐ, NSDLĐ và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Phần lớn NLĐ, NSDLĐ và nhân dân nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN, được biểu hiện qua số liệu điều tra sau:
Bảng 5:
Mức độ hiểu biết chính sách BHXH, BHYT, BHTN Mức độ hiểu biết BHXH, BHYT, Tần suất Tỷ lệ %
BHTN
Có biết 396 99
Không biết 04 1
Không quan tâm 0 0
Tổng 400 100%
(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi đối với NLĐ).
Phân tích kết quả khảo sát trên cho thấy, có 99% những người được hỏi biết đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN; trong khi đó chỉ có 1% NLĐ không biết về chính sách. Như vậy, phần lớn NLĐ đã biết đến, hoặc nghe qua vềchính sách BHXH, BHYT, BHTN thông qua các kênh thông tin khác nhau. Có thể thấy, đây chính là một trong những yếu tố thuận lợi trong công tác thông tin, truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, mặc dù có tới 99% người được hỏi biết đến chính sách BHXH, BHYT, BHTN, nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ và tham gia loại hình bảo hiểm này lại là vấn đề cần xem xét. Trên thực tế, còn rát nhiều NLĐ, NSDLĐ và nhân dân chưa nắm rõ chính sách ưu việt của BHXH, BHYT, BHTN và cả những ảnh hưởng về kinh tế
nếu không tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Thực trạng đó, do trình độ dân trí không đồng đều, dẫn đến nhận thức về vấn đề này của mỗi người còn ở các mức độ khác nhau; Bên cạnh đó, sự phân tầng mức sống, điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội giữa nông thôn và thành thị cũng có tác động nhất định đến nhận thức của người dân nói chung và NLĐ nói riêng về BHXH, BHYT, BHTN.
2.2.1.Triển khai công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại Điện Biên
2.2.1.1. Phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông
Ngay từ năm 2009, nhận thức được vai trò của công tác phối hợp trong việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách pháp luật BHYT, BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở Y tế xây dựng Chương trình phối hợp thực hiện Quy chế hoạt động trong chính sách pháp luật về BHYT. Theo đó, một trong những nội dung được 02 ngành chú trọng, quan tâm, nhằm thực hiện tốt mục tiêu chung đó là phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật về BHYT.
Năm 2010, phát huy hiệu quả từ chương trình phối hợp với Sở Y tế, đồng thời, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, BHXH tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký Chương trình phối hợp công tác số958/CTPH- SLĐTB&XH-BHXH ngày 06/8/2010. Trong đó, tăng cường các hoạt động, các hình thức thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản liên quan về bảo hiểm tới các cấp ngành, các cơ quan đơn vị, NLĐ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo sự đồng thuận tham gia thực hiện là nội dung quan trọng, hàng đầu của Chương trình phối hợp giữa 02 ngành.
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 32 của Tỉnh ủy Điện Biên thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2013-2020” đã chỉ rõ: Công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các cấp, các ngành. 44
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp trong việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, từ năm 2012 đến nay, BHXH tỉnh tiếp tục duy trì việc thực hiện các chương trình phối hợp truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN đã ký kết, đồng thời, mở rộng chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể liên quan, thực hiện ký kết Chương trình phối hợp nhằm tổ chức thức thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT nói chung và phối hợp tổ chức công tác truyền thông chế độ,chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nói riêng, các đơn vị phối hợp bao gồm: Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin Truyền thông, Liên đoàn Lao động tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Tòa án nhân dân, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Bưu điện tỉnh, Công an tỉnh,…
Trên cơ sở Chương trình phối hợp đã ký kết, hằng năm, BHXH tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban,ngành, tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể triển khai hiệu quả các hoạt động thông tin, truyền thông chính sách pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng, mô hình tổ chức