Tăng cường phối hợp với cơ quan BHXH trong công tác tuyên truyền Nghị quyết 21/NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”; Đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2013-2015 và 2020; Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016- 2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về cải cách chính sách BHXH; Tuyên truyền về thực hiện Luật BHXH, BHYT đến các tổ chức Công đoàn, các đơn vị SDLĐ và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Với cơ quan báo chí (Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ)
Là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội; lực lượng truyền thông chủ lực, cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin, hiểu sâu chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, nhất là vị trí, vai trò trụ cột của hệ thống chính sách ASXH để có chiến lược, kế hoạch truyền thông bài bản, thường xuyên, liên tục; làm chủ thông tin, lấn át thông tin sai trái, lệch lạc, không chính thống, thất thiệt trên mạng xã hội; hướng dẫn dư luận, cụ thể:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn dư luận, dẫn lối, mở đường, đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN nhanh chóng đi vào cuộc sống.
- Truyền thông để cán bộ đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống ASXH; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXH, BHYT.
- Truyền thông đúng chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; thông tin trúng những vấn đề dư luận đang quan tâm và thông tin kịp thời những chính sách, pháp luật quy định mới. Tác động thay đổi nhận thức thái độ, hành vi của công chúng đóng góp tuân thủ, chấp hành tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN.
- Xây dựng, bảo vệ nguồn quỹ BHXH, BHYT của cộng đồng; phát hiện biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê phán, đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm; tích cực đóng góp thông tin, tri thức xây dựng, phát triển, hoàn thiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, vì ASXH.
Dành sự quan tâm thỏa đáng, mở chuyên đề, chuyên mục, chuyên trang, phản ánh đậm nét, trọng tâm, trọng điểm về BHXH, BHYT; nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp phóng viên, biên tập viên theo dõi lĩnh vực BHXH, BHYT; hợp tác chặt chẽ với cơ quan BHXH tăng cường đi cơ sở, nắm bắt thực tiễn, phản ánh chân thực, khách quan, đúng trúng, kịp thời các vấn đề cần thông tin, tuyên truyền, truyền thông.
Cần bám sát định hướng, chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và định hướng truyền thông từng thời điểm, giai đoạn của BHXH tỉnh, tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất, đồng bộ, mang tính xây dựng, cẩn trọng trong thông tin; hướng dẫn dư luận hiểu đúng, chấp hành; tránh tình trạng đưa tin gây sốc, bất lợi, hoang mang, bất ổn, ảnh hưởng tới sự phát triển bển vững của chính sách.
KẾT LUẬN CHUNG
BHXH, BHYT là 02 chính sách lớn, giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống ASXH ở nước ta. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của hệ thống chính trị với vai trò của các tổ chức và đoàn thể quần chúng cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ, CCVC, hợp đồng lao động BHXH tỉnh Điện Biên, việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn toàn tỉnh đã thu được những kết quả quan trọng. Số lượng các đối tượng tham gia BHXH, BHYT đã tăng dần qua mỗi năm. Sự gia tăng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn của tỉnh nhà là minh chứng cho hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển cũng như nguyện vọng của người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Đây là nền tảng vững chắc của sự phát triển BHXH, BHYT và chỉ có sự tham gia tích cực của đông đảo người dân mới thực hiện được BHXH cho mọi NLĐ và BHYT toàn dân như mục tiêu mà Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị và phấn đấu tiệm cận với mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XIIđã đề ra.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu, bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT vẫn còn hạn chế, cụ thể: Một bộ phận đáng kể NLĐ ở nông thôn, lao động tự do và cả lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật; Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT vẫn tiếp tục và ngày càng có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ và vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Một trong những nguyên nhân của những khó khăn, bất cập nêu trên theo đánh giá của Bộ Chính trị được đề cập trong Nghị quyết số 21-NQ/TW là do “Công tác tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức” còn Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thì cho rằng “Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH chưa thực sự tạo được sự tin cậy để thu hút người lao động tham gia BHXH”. Vì vậy, để đạt được mục
10 5
tiêu “BHYT toàn dân và BHXH cho mọi người lao động” theo tinh thần của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và đến năm 2020 tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Điện Biên phải đạt 99% trên tổng số dân theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020 thì việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông chính sách về BHXH, BHYT có một vai trò quan trọng.
Với cấu trúc 03 chương, đề tài đi từ lý luận đổi mới nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN phân tích tác động đến đánh giá đúng, khách quan thực trạng công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013 đến 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở xác định rõ quan điểm đổi mới công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT BHXH đề xuất 04 nhóm giải pháp nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhóm thực hiện Đề tài đã thực hiện được nhiệm vụ đề ra.
Những quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp được thể hiện trong Đề tài đều có căn cứ từ thực tiễn chỉ đạo công tác truyền thông về chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trong thời gian tới, nếu xem xét, vận dụng tốt, chắc chắn công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT của BHXH tỉnh Điện Biên sẽ góp phần làm tốt công tác tư tưởng, tạo đồng thuận trong xã hội, nâng cao và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nhất là NLĐ về chính sách pháp luật BHXH, BHYT.
Tin rằng, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ của các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân, nhất định, công tác truyền thông chính sách về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu cao cả về BHXH, 106
BHYT mà Nghị quyết của Đảng, cũng như Đề án của Chính phủ và mục tiêu của Ngành đã đề ra. Qua đó, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, làm cho đất nước giàu, mạnh./
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BHXH Việt Nam (2013), Kế hoạch số 47-KH/BCS ngày 03/4/2013 về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”.
2. BHXH Việt Nam (2013), Chương trình số 373/Ctr-BHXH ngày 17/01/2013 về triển khai công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020".
3. BHXH Việt Nam (2016), Quyết định số 844/QĐ-BHXH ngày 31/5/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Truyền thông.
4. BHXH Điện Biên (2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018), các báo kết quả công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN từ năm 2013 đến năm 2018 của BHXH tỉnh Điện Biên.
5. BHXH tỉnh Điện Biên (2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018), các báo cáo tình hình thực hiện công tác năm từ năm 2013 đến năm 2018.
6. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH.
7. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020.
8. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách BHXH.
9. Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam (2017), Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 về đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới.
10. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Hướng dẫn số 64-HD/BTGTW ngày 10/12/2012 về việc tuyên truyền Nghị quyết số 21-NQ/TW.
11. Ban Tuyên giáo Trung ương (2015), Hướng dẫn số 152-HD/BTGTW ngày 05/5/2015 về tăng cường công tác tuyên truyền BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân.
12. Nguyễn Xuân Đoá (2000), Những giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền chính sách BHXH trên địa bàn Hải Phòng, chuyên đề nghiên cứu và bảo vệ năm 2000.
13. Trần Xuân Vinh (2001), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về BHXH hiện nay, đề án nghiên cứu và bảo vệ năm 2001.
14. Trần Xuân Vinh (2012), “Hoàn thiện tổ chức và quản lý hoạt động thông tin, truyên truyền của hệ thống BHXH Việt Nam”, đề án nghiên cứu và bảo vệ năm 2012.
15. Nguyễn Đức Toàn (2012), “Xây dựng mô hình tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức tôn giáo”, đề án nghiên cứu và bảo vệ năm 2012.
16. Nguyễn Đức Toàn (2014), "Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền BHXH, BHYT”, đề án nghiên cứu và bảo vệ năm 2014.
17. Nguyễn Đức Toàn (2016), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đề án nghiên cứu và bảo vệ năm 2016.
18. Phạm Đỗ Nhật Tân (2014), “Mở rộng đối tượng tham gia BHXH”, báo cáo nghiên cứu và bảo vệ năm 2014.
19. Quốc hội (2014), Luật BHXH sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014.
20. Quốc hội (2014), Luật BHXH sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014.
21. Các bài viết về công tác tuyên truyền và thực hiện chính sách BHXH tự nguyện được đăng trên website: baohiemxahoi.gov.vn,
baobaohiemxahoi.gov.vn, tapchibaohiemxahoi.gov.vn và website của BHXH các tỉnh, thành phố.
22. Phạm Văn Cảnh (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền khu vực BHYT tự nguyện, đề tài nghiên cứu và bảo vệ năm 2004.