Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu ĐTCS.010.18 (Trang 71 - 74)

3. Đánh giá chung về công tác truyềnthông chính sáchBHXH, BHYT,BHTN

3.2. Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên trong thời gian qua, công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN còn một số hạn chế, bất cập đó là:

Thứ nhất,về công tác chỉ đạo quản lý hoạt động truyền thông: Tính chủ động trong công tác thông tin, tuyên truyền chưa cao; Công tác truyền thông còn mang nặng tính hành chính; Sự quan tâm chỉ đạo công tác truyền thông tại một số BHXH cấp huyện chưa đồng đều; Một số BHXH cấp huyện chưa thực sự chủ động trong việc chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy truyền thông: Chậm được bổ sung, kiện toàn ở cấp tỉnh, chưa thống nhất, thiếu đồng bộ ở cấp huyện;Lực lượng cán bộ làm công tác truyền thông nhìn chung vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ ba, về công tác tổ chức thực hiện truyền thông: Sự phối hợp của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN chưa được thường xuyên, liên tục; Một số chương trình phối hợp hiệu quả chưa cao.

Hình thức, nội dung thông tin truyền thông chính sách BHXH BHYT, BHTN đã có những đổi mới đáng kể nhưng chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng đến mọi tầng lớp nhân dân, chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông xã hội.

* Nguyên nhân:

Thứ nhất, nhận thức về công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN còn hạn chế, có lúc, có nơi chưa được coi trọng, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, việc tổ chức thực hiện chưa có tính chiến lược.

Thứ hai, công tác chỉ đạo, điều hành ở các sở, ban ngành từ tỉnh đến cơ sở còn bất cập, bị động, thiếu nhanh nhạy; công tác lập kế hoạch truyền thông có đôi khi còn chưa sát sao, kịp thời. Do đó, việc truyền thông BHXH BHYT, BHTN còn mang tính bị động, chắp vá, thiếu bài bản. Sự phối hợp của các lực lượng thông tin truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN còn chưa chặt chẽ.

Thứ ba, kinh phí, tài chính, cơ sở vật chất-kỹ thuật dành cho công tác truyền thông từ năm 2014 trở về trước còn hạn chế, chưa được quan tâm thỏa đáng.

Những hạn chế đó là lực cản dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thực tiễn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thông tin truyền thông BHXH, BHYT, BHTN trong điều kiện mới.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động truyền thông của BHXH tỉnh Điện Biên và công tác xây dựng, tổ chức bộ máy truyền thông; tình hình truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn toàn tỉnh, nhóm nghiên cứu đã luận giải hoạt động công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện nay.

Việc đánh giá đúng thực trạng công tác truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN là việc làm rất cần thiết, làm căn cứ, cơ sở để từ đó đưa ra những giải pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT, BHTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Để hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và BHXH cho mọi NLĐ theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2012-2020, cũng như mục tiêu đưa chính sách BHXH của Việt Nam tiếp cận đến các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về ASXH theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH;

Mặt khác, thực hiện chiến lược trọng tâm của BHXH Việt Nam là tiếp tục đổi mới, hiện đại hóa công tác quản lý BHXH, BHYT, BHTN, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình, thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN để doanh nghiệp, người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận tiện các dịch vụ này và giảm số thời gian phải thực hiện các thủ tục, giao dịch của doanh nghiệp và thực hiện Nghị quyết số 96/NQ-BCS ngày 24/8/2017 của Ban cán sự Đảng BHXH Việt Nam về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT, BHTN trong tình hình mới;

Căn cứ vào thực trạng hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong những năm qua, nhóm tác giảđề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian tới.

1. Định hướng chỉ đạo công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu ĐTCS.010.18 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w