Quan điểm của Đảng

Một phần của tài liệu ĐTCS.010.18 (Trang 74 - 77)

3. Đánh giá chung về công tác truyềnthông chính sáchBHXH, BHYT,BHTN

1.1. Quan điểm của Đảng

Trong những năm qua, cùng với quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực BHXH, BHYT, công tác truyền thông nâng cao hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHTN được Đảng Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.

Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 xác định mục tiêu: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN; trên 80% dân số tham gia BHYT. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Để đạt đươc mục tiêu đó, Nghị quyết đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng hàng đầulà tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT.

Theo đó, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độBHXH, BHYT. Tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ vềBHXH, BHYT, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống ASXH; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXH, BHYT. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan BHXH và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT.

Yêu cầu nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT trong tình hình mới được Văn kiện Đại hội XII (2016) của Đảng xác định: “Phát triển và thực hiện tốt các chính sáchBHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động... Thực hiện tốt chính sách BHYT toàn dân...”; “... Mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ BHXH... Đẩy nhanh tiến độ thực hiện BHYT toàn dân...”. Bên cạnh những kết quả quan trọng đáng ghi nhận về công tác triển khai thực hiện

chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về BHXH trong những năm qua thì việc xây dựng và tổ chức việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo BHXH vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế-xã hội, chưa thích ứng với quá trình già hóa dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ BHXH tăng chậm; số người hưởng BHXH một lần tăng nhanh. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH chậm được khắc phục. Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.Chính sách BHTN chưa thực sự gắn với thị trường lao động, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy thực hiện BHTN còn nhiều điểm bất cập. Các chế độ BHXH chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng-hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.Một trong những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém nêu trên do Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH chưa thật sự tạo được sự tin cậy để thu hút NLĐ tham gia BHXH.

Trước tình hình và yêu cầu nhiệm vụ trên, ngày 23/5/2018, Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với mục tiêu: Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng-hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch. Phấn đấu đến năm 2021, 2025, 2030, lần lượt đạt khoảng 35%, 45%, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.

Nghị quyết chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ, giải pháp hàng đầu để thực hiện cải cách chính sách BHXH là: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông 71

tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách xã hội, cụ thể Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách BHXH đối với bảo đảm ASXH, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách BHXH.

Để cụ thể hóa nhiệm vụ giải pháp đó, Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH yêu cầu: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách BHXH, BHTN, tạo sự đồng thuận trong cải cách chính sách BHXH. Trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành liên quan.

Như vậy, chỉ trong vòng 06 năm, 02 Nghị quyết hết sức quan trọng của Đảng về công tác BHXH ra đời đã thêm một lần nữa khẳng định vị thế, vai trò của chính sách BHXH, BHYT trong hệ thống ASXH nói chung và tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Một phần của tài liệu ĐTCS.010.18 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w