2. Thực trạng công tác truyềnthông chính sáchBHXH, BHYT,BHTN
2.2.1.3. Tuyên truyền trực quan
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, thời gian qua BHXH tỉnh đã tăng cường nhiều hình thức tuyên truyền trực quan. Đây là phương thức tác động trực tiếp vào giác quan, tạo cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc vì “Trăm nghe không bằng một thấy”; có khả năng tuyên truyền sinh động, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm… Nhờ vậy mang lại hiệu quả to lớn trong công tác tuyên truyền BHXH.
Hoạt động tuyên truyền thông qua các hình thức cổ động trực quan phổ biến hiện nay là băng rôn, khẩu hiệu, tranh áp phích, biển quảng cáo, phướn tuyên truyền chính sách về BHXH, BHYT được treo dọc các tuyến giao thông lớn, các tuyến phố tại trung tâm các thành phố, thị xã, các khu vực đông dân cư và trước trụ sở cơ quan BHXH các cấp và một số hình thức cổ động trực quan khác, như tại trụ sở BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị, thành phố đã sử dụng bảng điện tử tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT rất tiện lợi, có thể tuyên truyền được nhiều nội dung cùng một thời gian. Ngoài ra, trong những năm qua, BHXH tỉnh đã tiếp nhận, biên soạn phát hành nhiều tài liệu và ấn phẩm tuyên truyền như: Sách hỏi đáp về chế độ, chính sách BHXH, BHYT trong đó có nội dung về BHXH tự nguyện; các loại tờ rơi, tờ gấp, sổ tay tuyên truyền về BHXH tự nguyện…; "Sổ tay Tuyên truyền viên" để cung cấp cho BHXH các huyện, thị, thành phố làm tài liệu tuyên truyền. Đối với các đối tượng cần tuyên truyền trực 5 5
tiếp thì có các tờ rơi, tờ gấp "Những điều cần biết về BHXH tự nguyện". Đặc biệt BHXH tỉnh đã chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã lắp đặt các biển hiệu "Đại lý thu BHXH, BHYT" tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn, hệ thống đại lý Bưu điện trên phạm vi toàn tỉnh... Việc làm này không chỉ tạo thuận lợi cho những người làm công tác nghiệp vụ về chế độ, chính sách BHXH, BHYT từ tỉnh đến cơ sở mà còn có tác dụng tích cực đến việc cung cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, nhất là người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đối tượng tự đóng những thông tin thiết thực nhất về thủ tục tham gia, về mức đóng, phương thức đóng và quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện.
Như vậy, những hình thức tuyên truyền trực quan trên đây đã gây được sự quan tâm chú ý của cộng đồng;qua đó đã góp phần quảng bá hình ảnh của Ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh nói riêng, đồng thời, là những thông điệp cơ bản nhất về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Kết quả tuyên truyền bằng ấn phẩm biểu hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 9:
Kết quả tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN
Tên ấn phẩm 2015 2016 2017 2018
Tờ gấp, áp phích, pano, 50.312 110.354 332.906 136.230 sách cẩm nang
Băng rôn, khẩu hiệu 480 195 205 154
Biển hiệu đại lý thu 138 178 146 260
Tổng 50.930 110.727 333.257 136.644
Nguồn: Báo cáo công tác tuyên truyền các năm từ 2014 đến 2018, Nguồn phòng Khai trác và Thu nợ.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền trực quan những năm trước đây còn nhiều hạn chế, bất cập, phần lớn việc tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu cũng chưa mang lại hiệu quả cao(26,5%-Số liệu điều tra từ Bảng hỏi đối với NLĐ).Do kinh phí dành cho công tác tuyên truyền từ năm 2014 trở về trước còn hạn hẹp nên việc đầu tư triển khai các hình thức tuyên truyền trực quan chưa được tiến hành thường xuyên, hình thức tuyên truyền chậm được đổi mới. Nội dung nhiều ấn phẩm tuyên truyền còn dài, khó nhớ, chưa thể hiện được một cách cô đọng, ngắn gọn nội dung thông điệp cần tuyên truyền, cũng như còn thiếu những ấn phẩm tuyên truyền có nội dung hướng dẫn các quy trình, thủ tục cụ thể để người dân thuận lợi hơn khi đăng ký tham gia BHXH tự nguyện, điều này phần nào làm hạn chế hiệu quả tuyên truyền của các ấn phẩm. Đặc biệt, việc phát hành các ấn phẩm tuyên truyền vềBHXH tự nguyện còn rất hạn chế, trong số các ấn phẩm hàng năm BHXH Việt Nam phát hành đa số là các ấn phẩm về BHXH bắt buộc và BHYT không có nhiều ấn phẩm về BHXH tự nguyện. Vì vậy, số lượng tài liệu ấn phẩm về BHXH tự nguyện không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ sở, nội dung và hình thức các ấn phẩm tuyên truyền BHXH tự nguyện chưa tạo được ấn tượng mạnh, hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Một số loại hình cổ động trực quan nhằm tạo ấn tượng mạnh như: Sân khấu hóa, tuyên truyền lưu động trong đó có lồng ghép tuyên truyền về BHXH tự nguyện mới chỉ được triển khai tại Hội diễn Văn nghệ Cụm thi đua năm 2015 và Hội thi Tuyên truyền viên về BHXH, BHYT năm 2017.
2.2.1.4.Hoạt động Trang tin điện tửBHXH tỉnh
Xuất phát từ nhu cầu tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH, BHYT, ngày 28/10/2011, Trang tin điện tử BHXH tỉnh Điện Biên được thành lập theo Quyết định số 241/QĐ-BHXH với tên miền là:
www.bhxhdienbien.gov.vn và được cấp phép của Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông theo Giấy phép số 132/GP-TTĐT ngày 30/8/2013 và được gia hạn theo Quyết định số 856/QĐ- STTTT ngày 20/8/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Điện Biên.
5 7
Trang tin điện tử BHXH tỉnh Điện Biên có chức năng cung cấp đến cá nhân và tổ chức trong xã hội các thông tin chính thức về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN; tình hình tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các hoạt động khác của hệ thống BHXH tỉnh Điện Biên.
Trên cơ sở Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử BHXH tỉnh được thành lập năm 2011, năm 2016, Ban Biên tập Trang tin điện tử BHXH tỉnh Điện Biên tiếp tục được bổ sung, kiện toàn, bao gồm 05 đồng chí do đồng chí Phó Giám đốc BHXH tỉnh phụ trách công tác truyền thông làm Trưởng Ban Biên tập, đồng chí Chánh Văn phòng, Phó chánh Văn phòng là Phó Ban; đồng chíTrưởng phòng Công nghệ thông tin là thành viên và Chuyên viên thực hiện công tác truyền thông của Văn phòng là Thư ký.Ban Biên tập đã huy động được đội ngũ cộng tác viên thuộc các phòng chức năng BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị, thành phố và đại diện một số sở, ban, ngành tổ chức đoàn thể liên quan trên phạm vi toàn tỉnh.
Với một giao diện đẹp, Trang tin điện tử của BHXH tỉnh xây dựng 08 chuyên mục chính: Tin tức, Chế độ chính sách, Thủ tục hành chính, Hỏi đáp, Văn bản mới, Thông báo, Dịch vụ công, Video chuyên mục “BHXH vì cuộc sống cộng đồng”, nội dung thông tin trên Website BHXH tỉnh khá phong phú, hoạt động của Website BHXH tỉnh đã ngày càng đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho đông đảo đối tượng bạn đọc.
Ngoài việc kịp thời đăng tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT; các tài liệu, văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; các văn bản, chủ trương chỉ đạo của Ngành... Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử thường xuyên phối hợp với các đơn vị trong ngành cập nhật, phản ánh tình hình hoạt động và kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại các BHXH các huyện, thị, thành phố; giải đáp chế độ chính sách BHXH, BHYT giúp người dân hiểu và thực hiện đúng chính sách BHXH, BHYT. Chú trọng truyền thông những điểm mới của Luật BHXH sửa đổi, Luật BHYT sửa đổi, các văn bản chính sách mới; quảng bá hình
ảnh, các hoạt động nổi bật của BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam; biểu dương các đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT và nhiều nội dung hấp dẫn khác.
Bảng 10:
Sự phát triển của Website BHXH từ năm 2015 đến năm 2018 Thời gian Tin, bài, văn bản Lượt người
truy cập 2015 180 40.000 2016 206 47.465 2017 218 44.317 2018 286 39.175 Tổng 890 170.957 (Nguồn:Website BHXH).
Đây là hình thức tuyên truyền tương đối hiệu quả, qua đó, đáp ứng yêu cầu giải đáp những thắc mắc của đối tượng khi giải quyết các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, công khai hóa được thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu khi đối tượng đến làm việc với cơ quan BHXH.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BHTN nói chung và chất lượng bài viết tuyên truyền trên Trang tin điện tử BHXH tỉnh nói riêng, BHXH tỉnh có những quy định cụ thể về chế độ cung cấp thông tin cũng như chế độ nhuận bút, thù lao trên Website BHXH tỉnh; các quy định về quy trình biên tập, đăng tin, gỡ tin trên Trang Thông tin điện tử BHXH tỉnh.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác tuyên truyền trên Website BHXH tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, bất cập như: đội ngũ cộng tác viên, biên tập viên còn mỏng, trình độ tổ chức công việc và kỹ năng biên tập, phát hiện, xử lý thông tin, hiểu biết về chế độ, chính sách còn hạn chế...
2.2.1.5. Tuyên truyền thông qua Hình thức Sân khấu hóa (Hội thi Tuyên truyền viên về BHXH, BHYT)