Những vấn đề thuộc đề tài luận án chưa được các công trình đã công bố

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 27 - 28)

3. Kết cấu của luận án

1.1.3. Những vấn đề thuộc đề tài luận án chưa được các công trình đã công bố

công bố nghiên cứu giải quyết

Các công trình nghiên cứu trên thế giới đi theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau với mục đích là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa CQĐP (đặc biệt là LKCQĐP trong vùng). Các nghiên cứu này đã cung cấp những luận cứ khoa học đa dạng cho việc nghiên cứu về LKCQĐP trong vùng. Các nhân tố LKCQĐP trong vùng được tìm thấy trong các nghiên cứu là rất đa dạng và có sự khác biệt về số lượng cũng như chiều hướng ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) của các nhân tố này giữa các quốc gia, các trường hợp nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu trong nước cũng đã sử dụng các cách tiếp cận khác nhau để phân tích thực trạng LKCQĐP trong vùng và ngoài vùng và đánh giá các chính sách, chiến lược phát triển vùng. Các nghiên cứu này cũng phần nào chỉ ra các nhân tố cản trở quá trình LKCQĐP trong vùng ở Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, LKV là hiện tượng xã hội tương đối phức tạp nên đòi hỏi khung lý thuyết/cách tiếp cận đa dạng, trong khi đó, các nghiên cứu trong nước

chỉ sử dụng cách tiếp cận đơn (như: lý thuyết phát triển bền vững, quản trị nhà nước hay khung năng lực cạnh tranh của Michael Porter). Các khung lý thuyết này chưa thực sự lý giải được bản chất tại sao LKCQĐP trong vùng còn “lỏng lẻo” như hiện nay, mặc dù trong một chừng mực nhất định vấn đề này đã được thể chế hóa.

Các nghiên cứu trong nước và thế giới hiện vẫn còn bỏ ngỏ một số vấn đề: - Về mặt lý luận: Với đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau và cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, thì các nhân tố LKCQĐP cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia. Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay mới chủ yếu phát hiện các nhân tố LKCQĐP, rất ít nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến LKCQĐP.

- Về mặt thực tiễn: Các nghiên cứu thực nghiệm về LKCQĐP ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt ở Việt Nam hiện vẫn còn khiêm tốn so với các nghiên cứu về LKV ở Châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có nghiên cứu nào dành riêng cho Việt Nam để tìm hiểu các nhân tố LKCQĐP.

Đây chính là khoảng trống tạo động lực thúc đẩy tác giả thực hiện nghiên cứu này với mong muốn góp phần nhỏ công sức của mình giải quyết vấn đề cát cứ, phân mảng địa phương, thúc đẩy LKCQĐP ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w