Thực trạng nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 86 - 87)

3. Kết cấu của luận án

3.1.3. Thực trạng nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam

nên hiện chưa có dự án lớn nào được triển khai trên cơ sở góp vốn của các địa phương trong vùng,… Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác thuộc về nhân tố LKCQĐP trong vùng sẽ được phân tích ở mục 3.3 của Chương này.

3.1.3. Thực trạng nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở ViệtNam Nam

- Nhân tố Động cơ liên kết của các CQĐP: Nhận thức của CQĐP về lợi ích của LKV, đặc biệt là liên kết trong phát triển kinh tế ở nhiều địa phương đã ngày càng tăng. Trước đây, động cơ LKCQĐP chủ yếu nhằm mục đích tương hỗ lẫn nhau trong các tình huống không mong muốn do các yếu tố khách quan tác động (như yếu tố thiên tai, hỏa hoạn,…) và các liên kết này mang tính vụ việc, khắc phục các sự cố bất ngờ. Hiện nay, động cơ LKV của phần lớn CQĐP chủ yếu xuất phát từ nhu cầu, lợi ích phát triển kinh tế và một bộ phận CQĐP có động cơ liên kết xuất phát từ phong trào.

Thời gian qua, trong 6 vùng KTXH, vùng ĐBSCL và vùng BTB-DH miền Trung là hai vùng có tần xuất và mức độ liên kết nội vùng tương đối chặt chẽ với số lượng thỏa thuận hợp tác được ký kết và các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa các CQĐP trong vùng khá nhiều. Tuy nhiên, không ít nhà lãnh đạo địa phương ở hai vùng này tỏ ra e dè, thiếu sự tin tưởng vào việc thực thi đầy đủ các cam kết và hoài nghi về lợi ích thu được từ khi thực hiện cam kết do các cam kết mới dừng ở dạng khung, chưa đưa ra cụ thể quyền lợi và trách nhiệm, đặc biệt là cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia LKV. Nhìn chung, động cơ LKCQĐP ở Việt Nam gần giống nghiên cứu trường hợp ở Indonesia. Khác với Úc - nơi các CQĐP có động cơ LKV do một phần lo sợ sự can thiệp của CQTW trong việc bắt buộc hợp nhất và khác với Mỹ-nơi các CQĐP do một phần được khuyến khích hỗ trợ tài chính từ chính quyền liên bang, ở Việt Nam, động cơ LKCQĐP

ở các vùng (ngoại trừ vùng ĐBSCL) chưa được thúc đẩy nhiều từ yếu tố bên ngoài mà chủ yếu là từ yếu tố bên trong, từ nhận thức của từng địa phương về lợi ích LKV.

- Nhân tố Quy định pháp lý về LKCQĐP trong vùng và Bộ máy vùng: Hai nhân tố này dường như có rất ít vai trò trong việc thúc đẩy LKCQĐP ở Việt Nam. Mặc dù, thời gian qua Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn đến LKV và đã ban hành các văn bản pháp quy nhằm thúc đẩy LKCQĐP trong vùng nói riêng và LKV nói chung theo hướng thí điểm khuyến khích LKV bằng cơ chế hỗ trợ tài chính (áp dụng cho vùng ĐBSCL) và trao thêm quyền cho bộ máy vùng, cũng như kiện toàn tổ chức bộ máy vùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng LKV chưa thực sự hiệu quả, LKV mang tính hình thức vẫn diễn ra khá phổ biến.

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w