Vai trò của liên kết các địa phương trong vùng đối với phát triển quốc

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 48 - 51)

3. Kết cấu của luận án

2.1.4. Vai trò của liên kết các địa phương trong vùng đối với phát triển quốc

quốc gia

Có nhiều nghiên cứu thực chứng cho thấy lợi ích hiện hữu của việc CQĐP liên kết với nhau đối với phát triển quốc gia và cuộc sống của người dân. Vì vậy, ở nhiều nước, LKCQĐP trở nên phổ biến hơn.

Thứ nhất, LKCQĐP góp phần thúc đẩy phát triển KTXH và bảo vệ môi trường.

Xu hướng LKCQĐP trong việc thúc đẩy phát triển KTXH và bảo vệ môi trường cũng đã được nhiều nước khuyến khích triển khai, thậm chí ở nhiều nước còn mang tính bắt buộc. Điều này càng thể hiện rõ khi có sự phân cấp mạnh hoặc phân nhỏ CQĐP mà không có hình thức liên kết hiệu quả. Việc trao quyền tự chủ nhiều hơn cho CQĐP đã khuyến khích sự cạnh tranh về lợi ích giữa các địa phương. Điều dễ dàng nhận thấy là CQĐP có xu hướng tập trung vào những dự án/chương trình dành riêng cho địa phương để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Sự cạnh tranh về lợi ích đã và đang là động lực giúp CQĐP đưa ra các chính sách “mang chiều hướng có lợi/thiên vị” cho địa phương mình và dễ dàng quên đi các vấn đề có ảnh hưởng đến phát triển liên địa phương. Vì vậy, thực tế ở Indonesia đã cho thấy rất nhiều vấn đề ngày càng tồi tệ do thiếu cơ chế LKCQĐP, đặc biệt trong lĩnh vực: kết nối giao thông hạ tầng cung cấp nước, điện, giao thông công cộng, nhà kho và các khu thương mại, công nghiệp ở quy mô cấp vùng [75].

David (2007) chỉ ra rằng liên kết cho phép CQĐP vùng North Carolina phản ứng một cách hiệu quả với những vấn đề mà thường bị từ chối hoặc lãng quên giữa biên giới hành chính địa phương. Trên thực tế, ở nhiều nước, đã từng xảy ra trường hợp các địa phương chối bỏ trách nhiệm trong việc gây ô nhiễm

môi trường làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế và đời sống của cộng đồng dân cư ở những địa phương xung quanh. Do vậy, LKCQĐP cho phép chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm giữa các địa phương vì mục tiêu chung của vùng và quốc gia.

Thứ hai, cho phép CQĐP có thể tối đa hóa kết quả nhờ vào lợi thế quy mô kinh tế, giúp giảm chi phí trên một đơn vị dịch vụ cung cấp.

Khi nghiên cứu về lợi ích thực tế được tạo ra khi các CQĐP thuộc bang North Carolina liên kết với nhau, David (2007) đã đưa ra kết luận: (i) LKCQĐP là phương thức cung cấp dịch vụ mới một cách hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất. Một thành phố có thể không cần thiết hoặc không có khả năng chi trả một số dịch vụ chuyên biệt trong khoảng thời gian dài (chẳng hạn như một số hoạt động cảnh sát phức tạp), thì có thể liên kết tài chính và sử dụng dịch vụ với hai hoặc nhiều thành phố lân cận; và (ii) Các ví dụ về LKCQĐP trong vùng đối với việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh là những ví dụ tốt cho thấy CQĐP có thể tối ưu hóa kết quả nhờ vào lợi thế quy mô kinh tế. Tương tự, Germá và cộng sự (2012) khi tiến hành nghiên cứu về tác động của liên kết giữa các thành phố nhỏ ở Tây Ban Nha đã đưa ra kết luận: các thành phố có sự liên kết với nhau thì chi phí dịch vụ xử lý chất thải rắn thấp hơn so với các thành phố không có sự liên kết. Một số nghiên cứu nhấn mạnh việc phân nhỏ CQĐP mà không có sự liên kết hiệu quả sẽ dẫn tới việc CQĐP không thể cung cấp dịch vụ công một cách tốt nhất do không tận dụng được lợi thế nhờ quy mô [78]. Bish (2000) và Post (2002) cho rằng chính lợi thế nhờ quy mô là lý do thường trực thúc đẩy các thỏa thuận LKCQĐP trong vùng.

Bên cạnh việc giảm chi phí trên một đơn vị dịch vụ cung cấp, trong nhiều trường hợp, LKCQĐP còn giúp cải thiện chất lượng dịch vụ. Theo nghiên cứu của Wood (2004) về đánh giá lợi ích liên kết của 46 đơn vị hành chính thuộc vùng Kansas (Mỹ) trong việc cung cấp các dịch vụ chữa cháy, đường cao tốc và giao thông, có tới 70% các nhà lãnh đạo địa phương tin rằng thỏa thuận liên kết

giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của địa phương mình, 63% cho rằng giúp họ tiêu chuẩn hóa dịch vụ và 78% giúp họ chia sẻ những vấn đề cần giải quyết [90]. Tương tự, ở Indonesia, mặc dù LKCQĐP chưa thực sự được áp dụng rộng rãi, tuy vậy thời gian qua đã có một số chương trình/dự án liên kết tỏ ra khá thành công. Chẳng hạn, vùng Yogyakarta với sự liên kết của 3 CQĐP là một ví dụ tốt cho thấy lợi ích của liên kết trong việc nâng cao chất lượng quản lý rác thải, phân phối nước uống, xây dựng đường, hệ thống tưới tiêu và quản lý giao thông. LKCQĐP vùng Subosukawonosraten cũng rất thành công trong lĩnh vực phát triển du lịch [74]. Một số nghiên cứu (như: Thurmaier và Wood (2002), Wood (2006), Carr, LeRoux và Shrestha (2009),…) khẳng định LKCQĐP được coi là một công cụ then chốt giúp tăng cường hiệu lực và hiệu quả cung cấp dịch vụ công của địa phương và cho phép CQĐP có thể điều chỉnh tình trạng bất công bằng trong việc chi trả và sử dụng các dịch vụ [90].

Thứ ba, cho phép tăng cường tiếng nói của vùng đối với CQTW thay vì chỉ đơn lẻ một địa phương lên tiếng và giúp nâng cao năng lực CQĐP.

Ở Canada, Hội đồng vùng phía Tây thường họp vào tháng 4 hàng năm để có thể tăng tiếng nói, tác động tới các chương trình nghị sự và chiến lược của quốc gia. Tương tự, David và cộng sự (2008) đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy trong nhiều trường hợp, liên kết không mang tính bắt buộc song lại được nhìn nhận như một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các địa phương khi các địa phương muốn nhận sự tài trợ của Chính phủ. Bên cạnh đó, báo cáo của Hội đồng đánh giá Tài chính bền vững Nam Autralia và Hiệp hội CQĐP vùng Queensland cho rằng một trong những nhân tố quan trọng lý giải tại sao CQĐP muốn liên kết, cùng chia sẻ một số dịch vụ, đó là việc liên kết giúp cho nâng cao năng lực bộ máy CQĐP. Cùng chia sẻ dịch vụ có thể giúp các CQĐP cùng hành động chặt chẽ với nhau, có thể giúp nâng cao kỹ năng của đội ngũ cán bộ cũng như trao đổi kinh nghiệm, ý tưởng và phương pháp giải quyết

các vấn đề, các trở ngại, cũng như làm sao tối đa hóa được lợi ích cho các bên và cho cả vùng [92].

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w