Cách tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 31 - 36)

3. Kết cấu của luận án

1.2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

1.2.3.1. Khung phân tích của luận án

LA được thực hiện theo các nội dung trong Hình 1.1, trong đó LA chỉ tập trung xem xét nội dung thúc đẩy LKCQĐP cấp tỉnh trong vùng như là một trong nhiều cách thức nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vùng:

Hình 1.1: Khung phân tích Luận án

Các nghiên cứu về nhân tố LKCQĐP trên thế giới ngày càng trở nên toàn diện và đến nay có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại LKCQĐP trong vùng đã được liệt kê. Trong nghiên cứu này, LA tập trung vào 3 nhân tố: (i) động cơ LKCQĐP trong vùng; (ii) quy định pháp lý về LKCQĐP; và

(iii) bộ máy vùng. Việc lựa chọn động cơ LKCQĐP trong vùng có thể giúp lý giải tại sao mặc dù đã có chính sách LKCQĐP ở Việt Nam song vẫn có nhiều CQĐP chưa thực sự tích cực tham gia liên kết. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Nhà nước trong việc tăng cường, thúc đẩy LKCQĐP với nhau. Do vậy, nghiên cứu nhân tố quy định pháp lý về LKCQĐP và bộ máy vùng - là hai nhân tố thuộc về vai trò của Nhà nước - có thể giúp thúc đẩy LKCQĐP một cách hiệu quả và thực chất hơn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản nhằm thúc đẩy LKCQĐP và hoàn thiện bộ máy vùng, vì vậy, LA muốn kiểm chứng các nhân tố này có ảnh hưởng thúc đẩy hay cản trở LKCQĐP. Ngoài ra, do có sự giới hạn về dung lượng của LA nên nếu lựa chọn nhiều đối tượng và nhiều nhân tố nghiên cứu có thể dẫn tới sự dàn trải về nội dung.

* Các giả thuyết của LA:

- Giả thuyết 1: Khi CQĐP cấp tỉnh nhận thức chi phí giao dịch thấp hơn lợi ích thu được từ liên kết thì sẽ có động cơ liên kết.

- Giả thuyết 2: Quy định pháp lý về LKV nói chung và LKCQĐP nói riêng càng đầy đủ, rõ ràng, nhất quán thì càng khuyến khích LKV.

- Giả thuyết 3: Vai trò của CQTW, đặc biệt là vai trò của bộ máy vùng trong việc điều phối LKV là rất quan trọng. CQTW càng chủ động, tích cực, sâu sát thì càng nâng cao hiệu quả LKCQĐP trong vùng.

1.2.3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu

Quản trị vùng và LKCQĐP là hiện tượng xã hội tương đối phức tạp nên đòi hỏi cách tiếp cận đa dạng để giải thích hiện tượng. Đã có rất nhiều khung lý thuyết và giả thiết khác nhau được xây dựng nhằm phân tích các nhân tố tạo sự thuận lợi cũng như cản trở quá trình LKCQĐP trong vùng. Khi phân tích nhân tố LKCQĐP, LA này sử dụng các khung lý thuyết sau: lý thuyết chi phí giao dịch; lý thuyết khuyến khích và lý thuyết về phân cấp. Tính phù hợp khi áp dụng và

nội dung các lý thuyết này sẽ được phân tích chi tiết trong phần Chương II và cách tiếp cận này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp thu thập số liệu điều tra và phương pháp nghiên cứu của LA.

Khung lý thuyết phân tích của LA được thể hiện ở Hình 1.2 như sau: Phân tích nhân tố thúc

đẩy/cản trở LKCQĐP trong vùng

Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết

chi phí giao khuyến

phân cấp

dịch khích

Vai trò Quy định

Cảm nhận Cảm nhận thúc đẩy pháp lý Vai trò của Vai trò của của bộ máy LKCQĐP khuyến bộ máy

của CQĐP vùng của bộ máy khích vùng CQĐP vùng LKCQĐP

Hình 1.2: Khung lý thuyết của Luận án

1.2.3.3. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin tư liệu

LA áp dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp; so sánh, đối chiếu thực tiễn với lý thuyết; và nghiên cứu định tính là chủ yếu. Ngoài ra, LA còn sử dụng:

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp: thu thập, rà soát, phân tích và tổng hợp các tài liệu thống kê, các tài liệu sẵn có trong và ngoài nước về vùng và nhân tố LKCQĐP trong vùng. Đặc biệt, phần lý luận quốc tế lựa chọn các tài liệu tin cậy, chủ yếu là LA tiến sỹ và các bài báo nghiên cứu hàn lâm.

- Phương pháp chuyên gia: thảo luận, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển vùng về chủ đề nghiên cứu của LA.

- Phương pháp điều tra, khảo sát: LA khai thác các thông tin từ 94 phiếu hỏi điều tra phục vụ cho nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách liên kết vùng ĐBSCL dưới sự tài trợ của Viện Friedrich Naumann (tác giả là nhóm trưởng nhóm nghiên cứu và chịu trách nhiệm thiết kế bảng hỏi, thu thập thông tin và phân tích các dữ liệu nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến LKCQĐP vùng ĐBSCL). Phiếu hỏi điều tra được thiết kế cho 03 nhóm đối tượng, gồm: bảng hỏi

dành cho đại diện cơ quan CQĐP (17 câu hỏi gồm dạng câu hỏi đóng và mở); bảng hỏi dành cho đại diện cơ quan Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (gồm 13 câu hỏi đóng); và bảng hỏi dành cho chuyên gia vùng (gồm 16 câu hỏi đóng). Bảng hỏi được thiết kế thành 6 mức đánh giá (từ mức 0 đến mức 5) về mức độ đồng ý, mức độ quan trọng, mức độ cản trở,… Cụ thể, ý kiến rất đồng ý (đạt mức độ 5); ý kiến đồng ý (đạt mức độ 3 và 4); ý kiến ít đồng ý (mức độ 1 và 2) và ý kiến không đồng ý (mức độ 0).

Thời gian thực hiện điều tra: từ tháng 3 - 6/2016.

Mẫu điều tra được lựa chọn có chủ đích, xác định những người tham gia điều tra có liên quan tới chủ đề nghiên cứu. Đối tượng điều tra: đại diện cơ quan CQĐP (gồm UBND tỉnh/thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Công thương; Tài Nguyên và Môi trường); đại diện Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các chuyên gia vùng (đã và đang công tác ở các trường, Viện: Viện Chiến lược Phát triển; Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Viện Nghiên cứu phát triển bền vững, Viện Kinh tế Việt Nam; Học viện khoa học xã hội; Đại học Kinh tế Quốc dân).

Tháng 7/2016, tổng số phiếu thu về là 94 phiếu, trong đó có 70 phiếu ý kiến của đại diện 13 tỉnh/thành thuộc vùng ĐBSCL (chiếm 74,5% tổng số phiếu thu về); 12 phiếu ý kiến của đại diện Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (12,75%) và 12 phiếu ý kiến của các chuyên gia vùng (12,75%).

Do phạm vi nội dung của đề tài chủ yếu tập trung vào xem xét 3 nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở LKCQĐP vùng ĐBSCL, nên LA chỉ tập trung khai thác sâu một số câu hỏi có liên quan trong phiếu hỏi điều tra (được trình bày cụ thể trong phụ lục 1). Dữ liệu liên quan đến các câu hỏi mà LA quan tâm được nhập vào phần mềm chuyên dụng SPSS (Statistical Package for the Social Sciences), phần mềm thống kê được sử dụng khá phổ biến phục vụ cho công tác phân tích thống kê. LA sử dụng phần mềm SPSS dạng thống kê mô tả và dạng phân tích bảng tra chéo.

Để có thêm thông tin chi tiết và khắc phục những thông tin thiếu ở những câu hỏi đóng trong phiếu điều tra, ngoài việc sử dụng dữ liệu trong phiếu hỏi, LA còn tiến hành khảo sát 04 địa phương thuộc vùng ĐBSCL (An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre và Cần Thơ) để tìm hiểu rõ hơn thực trạng LKCQĐP và những nhân tố cản trở quá trình LKCQĐP vùng ĐBSCL. Các thông tin sơ cấp thu thập trực tiếp và gián tiếp thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn sâu các nhóm đối tượng có liên quan mà tác giả đã được tham gia (tác giả là thành viên xây dựng Đề án “Chính sách phát triển vùng” (báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Văn phòng Chính phủ ngày 25/5/2015) đã giúp cho LA có cơ sở thực tiễn để đưa ra những nhận định xác thực về nhân tố LKCQĐP vùng ĐBSCL nói riêng và các vùng KTXH ở Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ LIÊN KẾT CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VÙNG

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w