Nhân tố Động cơ liên kết của các địa phương trong vùng

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 92 - 96)

3. Kết cấu của luận án

3.3.1. Nhân tố Động cơ liên kết của các địa phương trong vùng

Theo kết quả lấy ý kiến đánh giá của 94 người được hỏi về cảm nhận chi phí nào trong 4 loại chi phí được nêu ở phiếu hỏi có cản trở đến quá trình LKCQĐP trong vùng, thứ tự về mức độ cản trở là: chi phí giám sát, tăng cường

thực thi cam kết hợp tác (có tới 67,9% tổng số người được hỏi cho rằng chi phí này cản trở và rất cản trở); chi phí hoạt động của bộ máy vùng (tương tự, có tới 63,1% tổng số người được hỏi); chi phí thương lượng (tương tự có 36,1% tổng số người được hỏi); và chi phí trao đổi thông tin (có 22,9% tổng số người được) (hình 3.2).

CP của bộ máy vùng

2,4 34,5 63,1

CP giám sát thực thi cam kết 2,4 29,7 67,9

CP thương lượng 13,3 50,6 36,1

CP trao đổi thông tin 36,1 41 22,9

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không cản trở Ít cản trở Cản trở và rất cản trở

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Hình 3.2: Cảm nhận rào cản chi phí tham gia liên kết

Tuy nhiên, nếu xem xét từng nhóm đối tượng được hỏi thì kết quả về cảm nhận chi phí tham gia liên kết cũng có sự khác biệt khá lớn. Sự khác biệt vừa thể hiện ở sự sắp xếp thứ tự các khoản chi phí cản trở tới liên kết và vừa thể hiện ở mức độ cảm nhận về sự cản trở của từng loại chi phí. Cả 2 nhóm đại diện cho CQĐP và chuyên gia vùng đều cho rằng chi phí giám sát/tăng cường thực thi cam kết hợp tác là lớn nhất, tiếp đến là chi phí hoạt động của bộ máy vùng, sau đó là chi phí thương lượng và chi phí trao đổi thông tin. Trong khi đó, BCĐ Tây Nam Bộ nhìn nhận chi phí hoạt động của bộ máy vùng là lớn nhất, tiếp đến mới là chi phí giám sát/tăng cường thực thi cam kết hợp tác; sau đó là chi phí thương lượng và chi phí trao đổi thông tin. Sở dĩ có sự khác biệt giữa ý kiến của CQĐP và BCĐ Tây Nam Bộ là do hiện nay nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL hoặc chưa được tham gia/chưa thành lập bộ máy vùng; hoặc có tham gia/đã thành lập bộ máy vùng nhưng bộ máy mang tính kiêm nhiệm; trong khi đó BCĐ Tây Nam Bộ có bộ máy giúp việc mang tính chuyên nghiệp, hoạt động toàn thời gian.

Về cảm nhận của từng loại chi phí, trong khi chỉ có 30% tổng số người được hỏi trong nhóm CQĐP cho rằng chi phí thương lượng có cản trở và rất cản trở (mức độ từ 3 đến 5) đến việc tham gia liên kết thì có đến 58,4% số người được hỏi trong nhóm BCĐ Tây Nam Bộ và 45,5% số người được hỏi trong nhóm chuyên gia vùng bày tỏ cùng quan điểm này. Sở dĩ có sự khác biệt trong cảm nhận về mức độ cản trở liên quan tới chi phí liên kết là do thông thường hiện nay các CQĐP vùng ĐBSCL chủ yếu thương lượng liên kết với 3 hoặc nhiều nhất là 7 địa phương để ký thỏa thuận hợp tác, trong khi đó BCĐ Tây Nam Bộ với chức năng theo dõi, đôn đốc các địa phương thực hiện chính sách và chỉ đạo các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch của cả vùng nên thường xuyên có những hoạt động kết nối, thương lượng với 13 địa phương trong vùng. Chính vì tần suất kết nối và phạm vi lĩnh vực kết nối giữa BCĐ Tây Nam Bộ với

13 địa phương vùng ĐBSCL là lớn nên có tới 50% tổng số người được hỏi cho rằng chi phí trao đổi thông tin có cản trở và rất cản trở đến việc tham gia liên kết, trong khi đó chỉ có 15% tổng số người được hỏi thuộc nhóm CQĐP thì đồng ý với nhận định này. Đối với chi phí giám sát/tăng cường thực thi cam kết hợp tác, mặc dù đại diện BCĐ Tây Nam Bộ cho rằng chi phí này không lớn bằng chi phí hoạt động của bộ máy, song cũng có đến 66,7% tổng số người được hỏi cho rằng đây là chi phí cản trở và rất cản trở việc tham gia liên kết. Tỷ lệ người cho rằng chi phí giám sát/tăng cường thực thi cam kết hợp tác cản trở và rất cản trở đối với việc tham gia liên kết tương ứng ở nhóm CQĐP và chuyên gia là: 66,7% và 75%. Thực tế cho thấy, hiện nay mức độ tuân thủ các thỏa thuận/cam kết hợp tác vùng còn rất thấp, rất nhiều lĩnh vực mới chỉ đạt được sự đồng thuận trên “giấy tờ” và việc thực thi gần như còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, các nhóm đều nhận thức rằng chi phí giám sát/tăng cường thực thi cam kết hợp tác đều có ảnh hưởng lớn đến việc tham gia liên kết.

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

CP trao đổi CP thương CP giám sát CP của bộ máy thông tin lượng thực thi cam kết vùng

CQĐP 15 30 66,7 56,7

BCĐ 50 58,4 66,7 91,7

Chuyên gia 36,2 45,5 75 66,7

Chung 22,9 36,1 67,9 63,1

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Hình 3.3: Cảm nhận về mức độ cản trở và rất cản trở liên quan tới chi phí liên kết đối với từng nhóm đối tượng

Liên quan tới nhận định “dự án liên kết càng lớn, phức tạp (liên quan tới nhiều địa phương tham gia, thời gian dài, đầu tư lớn) thì chi phí giám sát thực thi cam kết càng lớn” (nhận định 1) và “dự án liên kết càng lớn, phức tạp (liên quan tới nhiều địa phương tham gia, thời gian dài, đầu tư lớn) thì chi phí trao đổi thông tin càng lớn” (nhận định 2), số lượng người được hỏi (ở cả ba nhóm đối tượng) đồng tình với hai nhận định này rất lớn, tương ứng là 78,9% và 68,3% (ở mức độ từ 3-5). Nếu nhìn riêng kết quả của từng nhóm đối tượng được hỏi thì cả ba nhóm đối tượng này đều có cùng một cảm nhận, đó là chi phí giám sát việc thực thi cam kết có vẻ lớn hơn chi phí trao đổi thông tin khi các dự án liên kết càng lớn, càng phức tạp; điều này thể hiện rõ qua tỷ lệ người đồng ý với nhận định 1 lớn hơn so với số người đồng tình với nhận định 2. Ngoài ra, trong số 94 người trả lời phiếu hỏi, có tới 65% tổng số người cho đồng tình cho rằng lợi ích dài hạn trong LKV là không dễ đo đếm, nhận biết. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho một số địa phương vẫn cảm thấy do dự khi tham gia liên kết bởi các chi phí tham gia liên kết có vẻ “cảm nhận” được mức độ, nhưng lợi ích lâu dài từ LKV lại rất khó nhận biết.

Bảng 3.2: Mối quan hệ giữa quy mô dự án và chi phí Rất đồng ý Ít đồng ý Không Cả 3 nhóm đối tượng và đồng ý đồng ý (mức 1-2) (mức 3-5) (mức 0) Dự án liên kết càng lớn, phức tạp thì chi

phí giám sát thực thi cam kết sẽ càng lớn 78,9 15,3 5,8

Dự án liên kết càng lớn, phức tạp thì chi

phí trao đổi thông tin càng lớn 63,3 23,5 8,2

Lợi ích dài hạn trong LKV là không dễ

đo đếm, nhận biết 65 26,5 8,5

Nguồn: Tổng hợp từ 94 phiếu hỏi điều tra (dưới sự tài trợ của Viện FNF)

Một phần của tài liệu LA Tran Thi Thu Huong (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w