KHI LÀM VIỆC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 1 Khi ở trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CÁC BÀI THỰC HÀNH HÓA LÝ Bài 3: NHIỆT ĐỐT CHÁY (Trang 59 - 60)

I.1. Khi ở trong phòng thí nghiệm

1. Phải

– Luôn đeo kính bảo hộ, kính này cần đeo bên ngoài các loại kính mắt khác (kính cận, viễn,...).

– Mặc áo bảo hộ lao động cũng như đi giầy dép có tác dụng che kín cơ thể và chân tay.

– Buộc gọn gàng tóc nếu tóc dài.

– Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy và tất cả các hướng dẫn chữa cháy.

– Biết vị trí và cách vận hành tất cả các thiết bị an toàn có trong phòng thí nghiệm (ví dụ: bình chữa cháy, chăn chữa cháy, trạm rửa mắt và vòi sen an toàn,...)

– Báo cáo mọi sự cố cũng như tai nạn trong quá trình làm thí nghiệm (nếu có) cho giảng viên hướng dẫn hoặc cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm.

2. Không được

– Mặc quần áo ngắn, váy ngắn và đi giầy hở mũi bàn chân. – Ăn, uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá,...

– Tự ý thực hiện các thử nghiệm chưa biết.

– Làm thí nghiệm một mình (trừ trường hợp được sự cho phép của giảng viên hướng dẫn). Chỉ được thực hiện thí nghiệm khi có mặt ít nhất hai người. – Đưa các thiết bị, máy móc, dụng cụ thuỷ tinh, thuốc thử hoặc các vật dụng khác ra khỏi phòng thí nghiệm khi chưa được sự cho phép của giảng viên.

I.2. Khi làm thí nghiệm

1. Phải

–Sử dụng tủ hốt khi thực hiện các phản ứng hoá học có tạo ra hơi độc hoặc khói cũng như khi mở, lấy các hoá chất dễ bay hơi, để tránh hít phải hơi hoá chất.

– Sử dụng quả bóp cao su để lấy hoá chất vào pipet.

– Cho từ từ acid vào nước và khuấy đều nếu muốn pha loãng acid đặc. – Cho đá bọt vào chất lỏng (trong trường hợp cần sử dụng) khi chất lỏng còn ở nhiệt độ thấp.

– Giữ ống nghiệm bằng kẹp ống nghiệm ở góc 45o so với ngọn lửa và làm nóng phía bên của ống nghiệm; hướng đầu ống nghiệm về phía không có người trong quá trình đun nóng chất trong ống nghiệm.

– Rửa ngay vùng da bị ảnh hưởng bằng lượng lớn nước nếu không may để hoá chất tiếp xúc với da.

– Đổ hoá chất thải vào đúng nơi quy định.

– Trả lại tất cả các hoá chất và thiết bị về đúng nơi quy định và làm sạch khu vực làm thí nghiệm của cá nhân sau khi kết thúc các thí nghiệm và báo cáo giáo viên hướng dẫn.

2. Không được

– Dùng miệng để nếm cũng như để lấy hoá chất vào pipet.

– Đổ nước vào acid đậm đặc khi cần pha loãng các dung dịch này. – Làm nóng trực tiếp đáy ống nghiệm, hướng đầu ống nghiệm về phía người khác trong quá trình đun nóng chất trong ống nghiệm.

– Thêm đá bọt vào dung dịch khi dung dịch đang nóng.

– Đổ hoá chất đã qua sử dụng hoặc hoá chất lấy dư chưa sử dụng vào lọ đựng hoá chất ban đầu (trừ trường hợp có thêm chỉ dẫn khác).

– Lưu trữ hoá chất nguy hiểm hoặc dễ cháy trong túi đựng đồ dùng của cá nhân.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG CÁC BÀI THỰC HÀNH HÓA LÝ Bài 3: NHIỆT ĐỐT CHÁY (Trang 59 - 60)