– Trình bày theo bảng, cần bao gồm đơn vị của các phép đo cũng như sai số có thể. Khi báo cáo số liệu cần ghi những chữ số có nghĩa và loại bỏ những chữ số không có nghĩa.
– Đồ thị:
+ Kích cỡ: 1/2 trang giấy, tên và đơn vị của trục tung, trục hoành. + Đánh giá sai số của các điểm thực nghiệm.
– Đưa ra công thức tính, giải thích công thức, những kí hiệu và chú ý đơn vị của các đại lượng tính toán.
– Phân tích sai số.
IV. Thảo luận
– Thảo luận về sai số của kết quả thực nghiệm: cần nêu các nguyên nhân gây sai số và biện pháp khắc phục sai số để nâng cao độ chính xác của kết quả. Việc thảo luận về các nguyên nhân sai số càng định lượng càng tốt. Một số thao tác cần lưu ý để giảm sai số:
+ Đọc kết quả trên máy đo: có thể lặp lại phép đo vài lần, sau đó tính trung bình và tính độ lệch chuẩn. Kết quả báo cáo sẽ gồm cả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
(Những sai số do những bất cập trong xây dựng bài thí nghiệm không phải là sai số ngẫu nhiên và khó khăn hơn nhiều khi xác định. Có những bài thí nghiệm sử dụng các phương trình khí lí tưởng hay dung dịch lí tưởng. Khả năng gây sai số của sự áp dụng gần đúng này cần phải được thảo luận trong bài tường trình.)
– Thảo luận về các vấn đề khác: Các kết quả thực nghiệm liên quan đến lí thuyết đã được học như thế nào? Ảnh hưởng của những giả thiết, những sự gần đúng trong khi xử lí kết quả thực nghiệm, khi tính toán. So sánh kết quả của bài thực hành với các kết quả đã được công bố.
– Trả lời các câu hỏi bổ sung nêu ở cuối bài thực hành.
V. Kết luận
Tóm tắt ngắn gọn và chính xác về kết quả bài thực hành (không nhiều hơn 100 từ).
Lưu ý:
1. Bài tường trình sẽ không được chấp nhận nếu thiếu một trong những mục nêu ở trên và bài tường trình sẽ bị chấm điểm 0.
2. Việc sao chép bài thực hành của nhau là nghiêm cấm vì là hành vi thiếu trung thực và vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Bài tường trình cũng sẽ không được chấm.