thiếu hiểu biết
MÔI TRƯỜNG BIỂN
Theo kết quả Đề tài nghiên cứu độc lập cấp Bộ “Nghiên cứu phục hồi và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng ở vùng biển Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện trong 3 năm từ 2009 - 2011 cho thấy, nguồn lợi Trai tai tượng tại các thủy vực tự nhiên đang có xu hướng giảm sút nghiêm trọng. Dựa trên kết quả đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các tỉnh ven biển cấm khai thác Trai tai tượng theo quy định tại Thông tư 02/2006/ TT-BTS và Thông tư 62/2008/TT-BNN.
Không chỉ ông Hát mà nhiều ngư dân khác cũng trong tình trạng tương tự. Kể từ cuối năm 2013, thông tin về việc ngư dân thu nhập hàng chục triệu đồng nhờ bán vỏ Trai tai tượng khiến nhiều người bắt đầu ồ ạt khai thác. Nhiều ngư dân chuyển đổi từ nghề lặn cá, hải sâm sang khai thác Trai tai tượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các chủ nậu. Mỗi kg Trai tai tượng có giá từ 500.000 đồng đến 40 triệu đồng tùy loại. Những vỏ Trai có độ dày càng lớn, sóng càng nhiều, đẹp thì giá trị càng cao. Vì lợi nhuận “khủng” đó, sau mỗi phiên biển, số lượng tàu khai thác Trai tai tượng lại ngày càng tăng. Khi các tàu chở hàng tấn Trai tai tượng vào bờ mới biết rằng đây là loài thủy sinh quý hiếm cấm khai
thác. Số Trai tượng họ đã đánh bắt sau nhiều ngày lênh đênh trên biển phải nộp lại cho lực lượng chức năng. Tiếc của, một số ngư dân đến các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Số khác thì trở về cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi và lén lút vận chuyển vào ban đêm để bán cho các chủ nậu. Đại úy Ngô Doãn Tú, Phó đồn trưởng nghiệp vụ, đồn Biên phòng Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: “Trước tình hình ngư dân khai thác Trai tai tượng rầm rộ, từ ngày 19/2/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi đã xuống phối hợp với xã Bình Châu và đồn Biên phòng làm công tác tuyên truyền công văn 248 về việc cấm khai thác trái phép Trai tai tượng. Tuy nhiên, trong
lúc đoàn công tác xuống cơ cở để tuyên truyền về việc ngăn cấm khai thác Trai tai tượng thì đã có hơn 10 phương tiện cùng hàng trăm ngư dân đã ra khơi hoặc đang đánh bắt trên các ngư trường”. Tại vùng biển Việt Nam, không chỉ có Trai tai tượng mà còn nhiều loại thủy sinh quý hiếm khác thuộc diện cần được bảo vệ, cấm đánh bắt của quốc gia. Tuy nhiên, đó là những loại thủy sinh nào thì hầu hết ngư dân không có thông tin. Sự thiếu hiểu biết này không những khiến các loài thủy sinh quý hiếm không được bảo vệ mà ngư dân cũng gặp nhiều hệ lụy khi khai thác. Để tổ chức một phiên biển, các ngư dân phải bỏ hàng trăm triệu đồng và lênh đênh nhiều ngày trên biển. Tuy
nhiên, khi nguồn lợi thu được từ biển trở về thuộc diện thủy sinh cấm đánh bắt, họ phải nộp lại cho Nhà nước. Tất cả công sức, tiền của của ngư dân đã bỏ ra coi như mất trắng.
Để đảm bảo những quy định của Nhà nước về việc bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm được thực thi, chính quyền địa phương các tỉnh có kinh tế biển cần chú trọng đến việc tuyên truyền thông tin, trang bị kiến thức kịp thời cho ngư dân về các loài thủy sinh cấm khai thác. Có như vậy, ngư dân mới có thể tham gia cùng Nhà nước bảo vệ những loài thủy sinh quý hiếm đồng thời biết khai thác tài nguyên biển một cách hợp pháp và hiệu quả, mang lại cuộc sống ấm no cho bản thân và gia đình
98|biển| 04 - 2014
San hô
Trường Sa