THƯƠNG
Tài liệu nghiên cứu thám sát của người Pháp (công bố năm 1944) cũng chỉ rõ rằng: Đảo Bạch Long Vĩ hình tam giác, có chu vi 7km, ở giữa là cao nguyên (cao 58m so với mực nước biển) với một số sườn khá dốc đứng, số khác được cây xanh bảo phủ. Quanh đảo cách chừng 0,5-0,75 dặm là những dãy đá ngầm, do vậy tàu bè khi qua lại đây cần chú ý trong khoảng 2 dặm. Trên các bản đồ của Anh và một số bản đồ của Pháp, Bạch Long Vĩ được đặt tên là Night- ingale, có thể xuất xứ từ tên con tàu từng cập bến nơi đây hoặc theo nghĩa không hay trong tiếng Anh (night in gale: đêm đầy bão) do đặc điểm thời tiết xấu, vùng này thường xuyên có bão. Vì vậy, Chính quyền Pháp thời đó thành lập chức danh lý trưởng trên Bạch Long Vĩ, giao nhiệm vụ vẫy cờ hiệu khi có tàu đến neo đậu tại đây và được cấp con dấu riêng theo quyền hạn. Điều này cho thấy, việc xây dựng hải đăng trên đảo Bạch Long Vĩ để soi đường, chỉ lối cho tàu thuyền qua lại trong khu vực là rất cần thiết.
Năm 1995, hải đăng Bạch Long Vĩ được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ban ngày, hải đăng chín tầng tháp (cao 21m và cao hơn 100m so với mực nước biển) nổi bật giữa bầu trời trong xanh còn ban đêm, ánh sáng đèn quét xa 26 hải lý (khoảng 50km), giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc bộ định hướng và định vị, đảm bảo an toàn, tránh đá ngầm hay sóng dữ. Lá cờ đỏ tung bay trên đỉnh tháp đèn cùng những đặc tính, thông số kỹ thuật của hải đăng trên bản đồ hàng hải quốc tế “nói” với thế giới đây là hải phận của Việt Nam, một phần không thể tách rời của Tổ quốc.
Chín tầng tháp của hải đăng cũng chính là chín tầng yêu thương, nơi những người công nhân gác đèn biển mang trong mình tình yêu sâu nặng với biển đảo, Tổ quốc, sẵn sàng bám trụ trên điểm cao nhất của đảo tiền tiêu, mặc cho khó khăn, thiếu thốn, mặc cho “cái rét quắt tai, cái nắng cháy lưng” hay những đêm mưa gió bão bùng, các anh vẫn thay phiên nhau túc trực 24/24 giờ, đảm bảo cho đèn sáng, hướng dẫn tàu
thuyền hành hải an toàn. Với các anh, hải đăng là nhà và Bạch Long Vĩ là quê hương dù nỗi nhớ đất liền, nỗi nhớ gia đình, người thân vẫn luôn canh cánh trong lòng.
Bà con trên đảo rồi những ngư dân đánh cá ở các tỉnh xa như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi... khi tàu cập cảng, thỉnh thoảng leo lên hải đăng hỏi thăm anh em và cho quà, thường là những con cá tươi nhất, ngon nhất. Những dịp như vậy, trên ngọn hải đăng lại xôn xao tiếng cười, tiếng nói, thắm đượm nghĩa tình giữa đảo xa
HỆ T Ệ T H Ố NG H Ả I Đ Ă NG D O V M S- SO U TH Q UẢ N L Ý