Trên biển và trong vùng nước cảng biển

Một phần của tài liệu No14 (Trang 102 - 104)

nước cảng biển; trách nhiệm chủ trì, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương ven biển và các tổ chức, cá nhân. Quy chế được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và trong vùng nước cảng biển.

Theo Quy chế, nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng

biển là phải phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường; Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc; Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên

Quy chế mới về

Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn

trên biển và trong vùng nước cảng biển

KỂ TỪ NGÀY 10/3, QUYẾT ĐỊNH 06/2014/QĐ-TTG SẼ ĐỊNH 06/2014/QĐ-TTG SẼ CHÍNH THỨC THAY THẾ QUYẾT ĐỊNH SỐ 103/2007/ QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN BIỂN. QUY CHẾ MỚI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN BIỂN VÀ TRONG VÙNG NƯỚC CẢNG BIỂN.

LUẬTHÀNG HẢI

tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu; Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn; Đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

Đối với lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển, Quy chế quy định: Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân; Lực lượng, phương tiện thuộc quyền quản lý, sử dụng của Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Ban quản lý cảng cá; Lực lượng, phương tiện của Công an, Quân đội, của các tổ chức, cá nhân tại địa phương và của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương; Lực lượng, phương tiện khác hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển; Lực lượng, phương tiện, thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, cấp cứu y tế và các bảo đảm khác cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài được cơ quan có

thẩm quyền Việt Nam cho phép.

Bên cạnh đó, Quy chế cũng quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh trong phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển. Trong đó, trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải là: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển xây dựng và triển khai các phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của các chuyên ngành Hàng hải, Hàng không, Đường thủy nội địa thuộc Bộ kết hợp việc thực hiện nhiệm vụ của mình với việc sẵn sàng tham gia trực và tìm kiếm, cứu nạn trên biển và ven biển; Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo hệ thống tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, hàng không tổ chức tốt việc điều phối hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển; Tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng và Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ huy động lực lượng, phương tiện của mình tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển khi có tình huống xảy ra đối với tàu bay, tàu biển; điều động lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn phương tiện,

tàu thuyền của Bộ ngành khác và địa phương theo yêu cầu của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; Cấp phép cho lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn hàng hải của nước ngoài tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam sau khi thống nhất Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, đồng thời báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; Thông báo các tần số (kênh) trực canh, cấp cứu - khẩn cấp của hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam, các phương thức liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu

nạn hàng không cho các phương tiện hoạt động trên biển, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong nước và nước ngoài biết để thông tin, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển; Thông tin, báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển của các lực lượng, phương tiện thuộc Bộ theo quy định; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân và chủ phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển về những quy định pháp luật liên quan đến công tác an toàn hàng hải và tìm kiếm, cứu nạn

104|biển| 04 - 2014

CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN (UNCLOS) NĂM 1982 ĐƯỢC XEM LÀ CÔNG (UNCLOS) NĂM 1982 ĐƯỢC XEM LÀ CÔNG CỤ HỮU HIỆU ĐỂ BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA CÁC QUỐC GIA CÓ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI. ĐỂ UNCLOS RA ĐỜI ĐÃ CÓ MỘT QUÁ TRÌNH DÀI MÂU THUẪN VÀ PHÁT TRIỂN.

HỒNG CHUYÊN

Vấn đề mở rộng và xác định phạm vi các vùng biển thuộc các quyền quốc gia luôn luôn là vấn đề quan trọng trong lịch sử nhân loại, là đề tài phong phú và phức tạp của nhiều diễn đàn, được cả cộng đồng quốc tế quan tâm; có khi còn là nguyên nhân hoặc nguồn gốc của nhiều xung đột, chiến tranh ở những quy mô khác nhau giữa các quốc gia.

Quá trình hình thành và mở rộng phạm vi các vùng biển quốc gia gắn liền với sự hình thành và phát triển của Luật pháp quốc gia và quốc tế trong lịch sử khám phá, khai thác và sử dụng biển của nhân loại.

Từ khi được thành lập, các quốc gia ven biển mới luôn có xu hướng mở rộng quyền lực ra hướng biển. Nhưng xu hướng này lại mâu thuẫn với tham vọng muốn duy trì quyền tự do hoạt động trên biển của các cường quốc hàng hải lâu năm. Trong quá trình đấu tranh giữa 2 xu hướng đó đã xuất hiện các nguyên tắc, chế định, quy định pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ và điều hòa lợi ích giữa các quốc gia. Chính điều đó đã tạo nền móng cho Luật Biển ra đời và phát triển.

Thời điểm lịch sử đánh dấu sự khởi đầu hình thành và phát triển của Luật Biển thế giới là vào thế kỷ XVI, khi mà quyền thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trên biển đã vấp phải sự trỗi dậy của

UNCLOS

Một phần của tài liệu No14 (Trang 102 - 104)